Ấn tượng bình đẳng giới ở Việt Nam

{keywords}
Chúng ta có thể làm gì để phụ nữ có thể đạt được thành công như mình mong muốn?

Việt Nam là một trong những quốc gia đạt thành tựu cao về thực hiện bình đẳng giới. Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, công tác bình đẳng giới đạt được nhiều thành tựu, góp phần tích cực thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Theo số liệu mới nhất, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi hoạt động trong cộng đồng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóa XIV (2016-2021) đạt 26,8%, đặc biệt trong đó có bà Chủ tịch Quốc hội, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới. Tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đã lên đến trên 31%, đưa Việt Nam vào trong danh sách những quốc gia có thứ hạng cao về chỉ số cơ hội và sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế.

Điều này đã tạo ấn tượng với ông Gereth Ward, đại sứ Anh tại Việt Nam. Trong nhiệm kỳ tại Việt Nam, ông Gereth đã được gặp nhiều phụ nữ Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ ở Quảng Trị, ông ngưỡng mộ công việc của đội rà phá bom mìn. Tất cả họ đều là nữ.

Gereth còn gặp và trò chuyện với các nữ chiến sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, những người đại diện cho Việt Nam tham gia một trong những phái bộ gìn giữ hòa bình nguy hiểm nhất của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan, góp phần vào hòa bình, ổn định và an ninh toàn cầu.

{keywords}
Việt Nam vào danh sách những quốc gia có thứ hạng cao về chỉ số cơ hội và sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế.

Phụ nữ ngày càng được trao quyền thực chất

Khi nói về vai trò của phụ nữ ngày càng sâu sắc trong mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế xã hội ở Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam cho hay, Việt Nam đã xây dựng những khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ về kinh tế thông qua các mô hình, hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc.

Bởi lẽ Việt Nam đã nhận thức rõ, chỉ khi có bình đẳng giới tại nơi làm việc thì mới có thể thúc đẩy quyền năng kinh tế, là tiền đề nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

Bởi vậy, Việt Nam đã không ngừng xây dựng những khuôn khổ pháp lý để thúc đẩy trao quyền cho phụ nữ về kinh tế thông qua các mô hình, hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp và thúc đẩy bình đẳng giới ở nơi làm việc.

Ước tính có khoảng 50% lao động nữ được học nghề từ đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tỷ lệ có việc làm của phụ nữ trong tổng số lao động có việc làm được duy trì ở mức hơn 48%. Nhiều địa phương xây dựng được Quỹ “Phụ nữ khởi nghiệp” và có tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt hơn 30%. Nhiều cơ quan, khu công nghiệp, khu chế xuất có mô hình nhà trẻ. Nhờ đó, bình đẳng giới trong lao động, việc làm ngày càng được cải thiện đáng kể, tăng cường bình đẳng giới thực chất về quyền và cơ hội giữa nam và nữ.

Khẳng định vai trò ngày càng sâu sắc của phụ nữ trong mọi mặt đời sống, Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Ngọc Thịnh đã câu chuyện của Emilie Kempin-Spyri, người đã nỗ lực vượt qua mọi trở ngại để trở thành người phụ nữ đầu tiên có bằng Tiến sĩ Luật tại Thụy Sỹ và châu Âu vào cuối thế kỷ XIX nhưng không được chấp thuận trở thành luật sư vì là phụ nữ.

"Bất cứ ai trong số chúng ta cũng có thể trở thành Emilie, khi chúng ta không ngừng cho bản thân thêm cơ hội đột phá và tiến tới, dám bước qua “vùng an toàn” và dám thử thách chính mình. Đã đến lúc để phụ nữ tự định nghĩa và viết lên câu chuyện thành công của riêng mình", Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh quả quyết.

Thu Thủy