Công nghiệp hiện đang là ngành kinh tế tiêu thụ năng lượng cũng như điện lớn nhất. Điều này sẽ tiếp diễn trong nhiều năm tới, trong bối cảnh Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa. Có thể nói sự gia tăng năng lượng sử dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong những năm trước đây là mối lo lắng của các nhà làm chính sách Việt Nam. Bởi vậy, đã có rất nhiều chương trình và dự án về hiệu suất năng lượng công nghiệp được thực hiện trong một thời gian dài, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhiều tổ chức quốc tế.

Theo Quyết định số 56/QĐ-TTg, ngày 18/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 thì đến hết năm 2025, có 100% các dây chuyền sản xuất xi măng công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Đi cùng với tận dụng nhiệt khí thải để phát điện, các nhà máy xi măng cũng cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về công nghệ và môi trường và phải đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

{keywords}
Công nghiệp hiện đang là ngành kinh tế tiêu thụ năng lượng cũng như điện lớn nhất.

Việc tận dụng nhiệt thải trong sản xuất xi măng, thép như trên để sản xuất điện là một trong những giải pháp tối ưu song lại đòi hỏi chi phí tương đối lớn. Do đó, nếu có những chính sách mang tính khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện điều này sẽ góp phần giảm áp lực lên hệ thống điện. Đồng thời, cần chú ý đến việc áp dụng công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ, ví dụ xi măng lò đứng thay bằng lò quay, lò gạch thủ công thay bằng lò gạch kiểu đứng... Việc lựa chọn công nghệ mới chắc chắn sẽ đem lại tính cạnh tranh cho sản phẩm cao hơn, thông qua giảm chi phí nhiên liệu, tăng sản lượng và đáp ứng được các yêu cầu môi trường ngày càng khắt khe.

Lê Sang