Tâm Phan (tác giả của cuốn Hồi ký Tâm Phan) vốn được biết đến với tính cách mạnh mẽ. Thế nhưng, mấy ai biết được đằng sau đó là câu chuyện về cô gái từng bị hàng xóm kỳ thị nặng nề vì lấy chồng Tây.

Sinh năm 1978, hiện sống ở Geneva (Thụy Sĩ), Tâm Phan đang có một cuộc sống hạnh phúc với người chồng Tây rất hiểu và quan tâm tới vợ. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Tâm Phan để nghe những chia sẻ của cô về chuyện lấy chồng Tây và sự hòa hợp để có một cuộc sống hạnh phúc.

Chào Tâm Phan, vào thời điểm chị quyết định lấy chồng Tây, người thân có ai can ngăn?

Tôi quen và yêu anh Simon 6 năm (2001-2007) rồi mới chính thức làm đám cưới. Cha mẹ tôi không bao giờ ngăn cản mà luôn ủng hộ và tôn trọng quyết định của con cái. Họ còn mong chúng tôi làm đám cưới sớm hơn ấy chứ vì thời điểm đó tôi đã 29 tuổi.

Liệu trước quyết định của chị, có ai tỏ ra xì xào hay thậm chí kỳ thị?

Nhiều người vẫn mang những định kiến cổ hủ trong đầu không thể nào thay đổi được, cứ thấy gái Việt đi với Tây thì cho là không đứng đắn. Bản thân tôi đã bị kỳ thị nặng nề khi chung sống với chồng ở Hà Nội. Khi đó chúng tôi thuê nhà ở riêng trong khu phố cổ, tôi bị hàng xóm chửi "con phò" và bị đánh đập đến nỗi phải trình báo công an. Đi với chồng thì bị người lạ nhìn với ánh mắt khinh bỉ như thể tôi là gái điếm. Câu chuyện này tôi kể chi tiết trong cuốn Hồi ký Tâm Phan tái bản trong 2 tuần tới. Đây là cách duy nhất tôi gửi gắm nỗi lòng chứ tôi không mong thay đổi được những định kiến.

{keywords}

Tâm Phan chia sẻ: "Quyết định lấy chồng Tây của tôi là đúng đắn"

Nhưng có người nói gái Việt ham lấy chồng Tây vì 'chuyện ấy', suy nghĩ của chị như thế nào?

Nói như vậy là họ đã tự hạ thấp giá trị bản thân. Như vậy có nghĩa là giá trị của một người đàn ông Việt Nam chỉ nằm ở cái ấy? Phụ nữ Việt Nam thông minh hơn nhiều, họ biết lựa chọn cho mình những điều tốt nhất, lấy người biết trân trọng vợ và đặc biệt người đó có trí tuệ nằm ở đầu chứ không phải nằm chỉ ở cái đó.

Sau chừng ấy năm chung sống, chị nghĩ quyết định cưới chồng Tây là như thế nào?

Đó là một quyết định đúng đắn đã mang lại hạnh phúc cho tôi ngày hôm nay. Vì ngoài tình yêu tôi còn có sự tôn thờ, nể phục anh ấy. Simon là người hiền lành, nhân đức đã thực hiện nhiều hoạt động nhân đạo trên khắp thế giới, cứu giúp những nạn nhân chiến tranh, thiên tai, bão lụt. Năm 2001 tôi gặp anh ở Việt Nam là lúc anh làm trưởng ban đại diện Hội Chữ thập đỏ quốc tế. Anh đã chỉ đạo cứu trợ đồng bào sông Cửu Long sau trận lũ lịch sử làm gần 1000 người thiệt mạng. Các dự án anh ấy làm bao gồm xây dựng nhà cửa, cầu đường, trường học trên khắp 5 tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp. Những hoạt động của anh ấy làm tôi ngưỡng mộ.

{keywords}

Gia đình hạnh phúc của Tâm Phan.

Người ta nói rằng nguyên nhân đổ vỡ của những cặp Việt Nam lấy chồng Tây là do yếu tố văn hóa khác biệt. Vậy cá nhân chị có cho rằng đây là nguyên nhân chính không?

Điều này có phần đúng nhưng không hoàn toàn đúng. Hãy xét đến tỉ lệ ly hôn giữa người Việt với người Việt so với tỉ lệ ly hôn với người nước ngoài. Tôi nghĩ là ngang nhau nếu không nói là tỉ lệ ly hôn với người nước ngoài thấp hơn. Vậy, nguyên nhân đổ vỡ giữa các cặp vợ chồng Việt là do “vợ chồng không hòa hợp” chứ đâu phải tại văn hóa khác biệt? Chồng Tây vợ Việt cũng vậy thôi, họ cũng có vấn đề “vợ chồng không hòa hợp” nhưng vì anh ấy là Tây nên đổ tại “khác biệt văn hóa” là tiện nhất và cũng dễ hiểu nhất để mọi người khỏi thắc mắc.

Đàn ông Việt và đàn ông Tây khác biệt?

Theo chị, giữa đàn ông Tây và đàn ông Việt Nam, có điểm gì khác biệt?

Tôi đã có thời gian 5 năm yêu một người Việt Nam và sau đó mới yêu người nước ngoài (tức chồng hiện tại), sự so sánh sẽ chỉ giới hạn giữa 2 người này mà thôi.

Sự khác biệt lớn nhất giữa đàn ông Việt và Tây là sự độc lập. Đàn ông Việt trước khi cưới vợ thì phụ thuộc vào mẹ. Mẹ chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, kể cả đến khi trưởng thành và đi làm cũng sống cùng cha mẹ, việc nội trợ đã có mẹ lo. Khi lấy vợ thì vợ thay mẹ làm việc nhà, giặt quần áo, nấu ăn cho. Đàn ông Việt Nam rất được cưng chiều, quen được phục vụ nên khó có thể sống độc lập và làm mọi thứ.

Còn với người phương Tây, họ tự lập từ năm 18 tuổi, vừa đi học vừa đi làm. Nếu ở chung với cha mẹ thì vừa phải san sẻ việc nhà vừa phải nộp tiền nhà, tiền ăn. Nếu thuê nhà ở riêng thì phải tự nấu nướng, giặt quần áo, làm việc nhà nên ngoài công việc chuyên môn họ còn giỏi cả việc nhà. Khi lấy vợ, đàn ông Tây luôn chia sẻ việc nhà vì đó là những việc họ vẫn làm hàng ngày. Trong khi đó, đàn ông Việt Nam mặc nhiên coi đó là việc của vợ không phải của mình.

{keywords}

Tâm Phan rạng rỡ bên chồng ngày cưới.

Sự khác biệt thứ hai là sự thấu hiểu tâm hồn. Bạn trai Việt khi xưa sống chung với tôi nhưng không bao giờ tìm hiểu tôi muốn gì, ước mơ khát vọng của tôi là gì. Anh chỉ thích nói đến mong muốn của anh là tôi sẽ làm nghề giáo viên hay làm văn phòng cho ổn định. Ngược lại, người chồng hiện tại của tôi rất quan tâm đến mọi xúc cảm của tôi. Anh không bao giờ ngừng tìm hiểu tôi, về những gì làm tôi vui hay khiến tôi buồn. Nếu tôi không hài lòng với công việc nào đó, anh sẽ hỏi tôi muốn làm công việc gì và anh sẽ hết lòng ủng hộ tôi đạt được ước mơ đó. Tôi vui và hạnh phúc mới là điều quan trọng với anh. Đối với tôi, anh không chỉ là một người chồng mà còn như một người bạn tri âm tri kỷ.

Thứ ba là đàn ông Tây luôn tôn trọng sở thích và cá tính của vợ. Trước khi cưới, họ yêu và quyết định lấy người đàn bà vì cá tính đó, sau khi cưới họ không bao giờ muốn cá tính đó mất đi. Ví dụ như bản thân tôi là một cô gái quảng giao, thích tiệc tùng dancing, sau khi lấy chồng (Tây), ngoài việc làm mẹ làm vợ, tôi vẫn tham gia tiệc tùng, hẹn hò với nhóm bạn gái từ thời độc thân. Thậm chí, những khi tôi bị stress, chồng tôi còn nhờ các bạn gái đưa tôi đi chơi, giúp tôi lấy lại tinh thần lạc quan. Điều này không chỉ có lợi cho tôi mà nó gián tiếp mang lại hạnh phúc cho anh, cho hôn nhân của chúng tôi.

{keywords}

Theo Tâm Phan, cô yêu chồng ở tâm hồn, trí tuệ, lòng nhân ái

Trong khi đó đàn ông Việt Nam thì ngược lại, yêu một người con gái vì cá tính mạnh mẽ của cô ta, nhưng khi lấy nhau rồi thì chỉ muốn cô ta hiền lành, dễ bảo, ở nhà nuôi con, hạn chế các mối quan hệ, giao tiếp xã hội. Như vậy khác nào “yêu cái cá tính ấy nhưng rồi tự mình giết nó đi”. Nhiều người phụ nữ vì nể chồng nên chiều theo, thay đổi mình để làm vừa lòng chồng. Nhưng anh chồng lại cảm thấy thất vọng vì cái cá tính mình yêu ở cô ấy không còn như trước. Đây là sự mâu thuẫn của đàn ông Việt Nam mà muôn đời phụ nữ không thể chạy theo làm vừa lòng họ được.

Như chị nói thì có vẻ đàn ông Việt có tính ích kỷ?

Tôi nghĩ dùng từ “gia trưởng” thì đúng hơn. Anh người yêu Việt Nam của tôi không ích kỷ nhưng gia trưởng. Bản thân tôi là người cá tính, tham vọng, lúc đó mới có 19 - 20 tuổi, tôi muốn làm giám đốc một công ty riêng, tôi muốn làm đạo diễn điện ảnh, những công việc lớn và nhiều quyền lực. Nhưng anh ấy chỉ muốn tôi làm giáo viên, không cần phải làm ra tiền, chỉ cần sinh con đẻ cái dạy con nên người. Còn anh sẽ là trụ cột gia đình, sẽ đi làm nuôi cả gia đình. Nhưng hỡi ôi, bản thân anh ấy không có chí tiến thủ, làm kỹ sư xây dựng lương ba cọc ba đồng mà lại không muốn phấn đấu để được thăng quan tiến chức. Nhưng anh ấy cũng không muốn vợ hơn chồng mà phải ở nhà “có gì ăn nấy” và phải hài lòng với cuộc sống như vậy. Dĩ nhiên một người mạnh mẽ và đầy tham vọng như tôi làm sao có thể trông chờ vào cái “trụ cột gia đình” ấy, nó quá yếu và ngắn.

Đặt trường hợp người đó là Simon, thay vì kìm hãm vợ phát triển sự nghiệp, anh sẽ nói: “Em hãy đi làm để anh ở nhà nội trợ nuôi con. Anh không có khả năng phát triển sự nghiệp và anh nghĩ em sẽ làm việc đó tốt hơn anh.” - Đây mới là người đàn ông tôi yêu.

Đàn ông Việt Nam có lẽ coi việc này là sự sỉ nhục, hạ mình trước vợ. Đối với họ “thể diện” quá quan trọng, họ sẵn sàng đánh đổi “hạnh phúc gia đình” để giữ lấy thể diện của một thằng đàn ông. Đối với đàn ông Tây, vợ chồng là bình đẳng, khi vợ muốn đi làm anh ta luôn ủng hộ. Vợ thăng quan tiến chức, thành công trong sự nghiệp, anh ta càng ủng hộ và tự hào.

Vợ chồng phải là đôi bạn cùng tiến chứ không phải là đối thủ trong cuộc thi “ai là trụ cột gia đình”.

{keywords}

Tâm Phan khuyên những ai đang có dự định lấy chồng Tây cần tìm hiểu kỹ văn hóa nước bạn

Có ý kiến nói đàn ông Việt Nam lăng nhăng, chị nghĩ như thế nào về điều này?

“Lăng nhăng” là cái tính của con người chứ đâu phân biệt màu da. Tây hay Ta thì cũng có người lăng nhăng có người chung thủy. Vấn đề là người phụ nữ trước khi cưới phải xem người đàn ông đó có tính lăng nhăng không. Khi yêu mà anh ta đã “bắt cá 2 tay” thì sau khi lấy vợ khả năng lăng nhăng sẽ rất cao.

Một điểm khác biệt nữa mà chị chưa nói đến là có vẻ đàn ông Tây thoáng trong chuyện tình dục, chuyện trinh tiết?

Nhiều người hiểu sai chữ “thoáng” ở đây. Đàn ông Tây coi tình dục như là vấn đề sinh lý, không liên quan đến phẩm giá của một người con gái. Trinh tiết không được đề cao ở phương Tây mà ngược lại, những nữ sinh trung học tuổi 17-18 thường bị áp lực “mất trinh” thì mới được coi là trưởng thành, không bị bạn bè cười chê. Mất trinh không có nghĩa là mất tiết hạnh. Màng trinh chỉ là cái đánh dấu một người con gái đã quan hệ tình dục hay chưa. Tiết hạnh thuộc phạm trù đạo đức. Một cô gái có thể đã mất trinh nhưng luôn giữ tiết hạnh, chỉ chung thủy với một người. Còn một cô gái mỗi hôm ngủ với một người đàn ông khác nhau thì không được coi là “tiết hạnh”. Đàn ông Tây không hề “thoáng” với kiểu phụ nữ này và chắc chắn không bao giờ lấy cô ấy làm vợ.

Ở Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, “tiết hạnh” gắn liền với “màng trinh”, mất trinh là mất tiết hạnh. Một cô gái trao thân với người mình yêu nhưng rồi tình yêu đó không dẫn đến hôn nhân thì cô ta bị gọi là “lăng loàn” vì đã mất trinh. Trong khi một cô gái còn trinh nhưng lả lơi ngả ngớn với tất cả các loại giai thì vẫn được coi là “chất lượng” để lấy làm vợ.

Đàn ông Tây thực sự không quan tâm đến cái “màng trinh” mà họ chỉ thấy cái tiết hạnh của người phụ nữ họ lấy về làm vợ.

Về tính xấu giữa đàn ông Việt và Tây, chị nghĩ bên nào nhiều hơn?

Không bao giờ có thể so sánh được khi nói đến tính cách con người. Ở đâu cũng có người xấu tính, người tốt tính bất kể màu da, châu lục.

"Với đàn ông Tây, tình dục còn là kết nối tình cảm với vợ"

Hòa hợp trong mối quan hệ chồng Tây vợ Việt, theo chị có gì khác?

Hòa hợp trong quan hệ vợ chồng người Việt với nhau đã khó, hòa hợp giữa chồng Tây vợ Việt càng khó hơn vì sự khác biệt Văn hóa Âu - Á, quan niệm và phong cách sống cũng khác nhau. Để hòa hợp thì cả chồng lẫn vợ đều phải tìm hiểu Văn hóa của nhau, thông cảm và thấu hiểu nhau.

Nhưng khi bắt đầu bước vào hôn nhân nên hòa hợp điều gì đầu tiên để hôn nhân bền vững?

Điều đầu tiên khi bước vào hôn nhân là phải ý thức rằng những việc mình làm sẽ có ảnh hưởng tới cuộc sống chung chứ không phải như thời còn độc thân “mình làm mình chịu” nữa. Cả hai cùng phải biết điều, giảm cái tôi của mình đi một chút và nghĩ cho “chúng ta”.

Điều này tương đối thử thách, nhất là với người cá tính mạnh. Những gì mình nghĩ là tốt chưa hẳn đã tốt đối với người kia và ngược lại. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 vợ chồng là rất khó nhưng muốn chung sống lâu bền thì 2 cái bánh răng phải ăn khớp với nhau. Chìa khóa để 2 bánh răng ăn khớp nhau chính là communication, là chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ cùng nhau. Mọi cuộc hôn nhân đều nên thế, không phân biệt chồng Tây hay chồng Ta.

{keywords}

Bản thân chị đã thích nghi với cuộc sống với một người chồng Tây như thế nào?

Điều này còn tùy vào người dễ thích nghi hay người không dễ thích nghi. Người khó thích nghi thì kể cả lấy chồng Việt cũng sẽ gặp trở ngại. Bản thân tôi rất dễ thích nghi, cộng với việc tiếp xúc với người nước ngoài từ khi còn là sinh viên Đại học Ngoại ngữ nên tôi không gặp khó khăn gì về vấn đề văn hóa hay ngôn ngữ. Đối với tôi chồng Tây hay chồng Việt cũng đều là chồng. Cái tôi cần thích nghi là vai trò làm vợ và có trách nhiệm với cuộc sống chung.

Vậy theo chị điều gì sẽ giúp vượt qua những trở ngại đó? Nếu là một người không có tư tưởng thoáng như chị?

Điều này rất khó, trước hết là phải mở lòng, không quá cứng nhắc với những điều mình đã được dạy bảo từ tấm bé. Bởi vì cuộc sống muôn mầu muôn vẻ, mỗi người có một góc nhìn khác nhau, huống hồ là người nước ngoài, được nuôi dạy bởi một nền văn hóa khác. Hãy xác định chồng mình là người chung sống với mình đến cuối đời. Nếu muốn tồn tại một hôn nhân lâu dài với người nước ngoài thì trước hết mình phải hiểu người ta, không thể đem văn hóa của Việt Nam bắt người ta phải theo mình.

Sự hòa hợp trong chuyện ấy của một người phụ nữ Việt với chồng Tây có khác nhiều so với chồng Viêt Nam?

Sự khác biệt lớn nhất là đàn ông Việt Nam coi tình dục với vợ đơn thuần là thỏa mãn sinh lý cho cả hai. Còn đàn ông Tây không chỉ coi đó là nhu cầu sinh lý mà còn là sự kết nối tình cảm vợ chồng.

Theo chị trước khi bắt đầu cuộc hôn nhân với người Tây, các cô gái Việt Nam nên chuẩn bị điều gì?

Nên tìm hiểu kỹ Văn hóa nước bạn, nơi chồng sinh ra lớn lên để hiểu họ coi trọng điều gì. Sống ở nước ngoài sẽ có nhiều khác biệt nhưng cô dâu Việt nên mở lòng hòa nhập với môi trường mới, tránh những xung đột về văn hóa, nhất là với chồng mình.

(Theo Khampha.vn)