Kế hoạch mua lại ARM với giá 40 tỷ USD của Nvidia nếu được thành hiện thực sẽ trở thành thương vụ lớn nhất trong lịch sử mua bán và sát nhập của ngành bán dẫn. Nvidia đã đồng ý mua tất cả cổ phiếu ARM do SoftBank và các công ty con của SoftBank nắm giữ và sẽ tìm kiếm sự chấp thuận của các quốc gia lớn.

ARM là một công ty nổi tiếng chiếm hơn 90% thiết kế cơ bản của các bộ xử lý ứng dụng di động (AP) toàn cầu. Nếu NVIDIA mua lại ARM, nó sẽ trở thành một gã khổng lồ bán dẫn lớn như Intel. Theo tờ Wall Street Journal thì đây không phải là tin tốt đối với các đối thủ cạnh tranh như Samsung vì Nvidia có thể tạo ra sức mạnh to lớn trong ngành bán dẫn trong tương lai.

{keywords}
Tại sao Samsung không quan tâm đến việc tiếp quản ARM?

Khi ARM được rao bán, một số chuyên gia đã đặt ra khả năng Samsung sẽ nhảy vào cuộc đua tiếp quản ARM. Theo suy luận vì Nvidia có thể là mối đe dọa đối với Samsung khi tiếp quản ARM nên Samsung sẽ cân nhắc mua lại nó. Tuy nhiên, Samsung đã không mặn mà lắm với việc mua lại ARM vì lo ngại về xung đột giữa ARM và các doanh nghiệp hiện tại của Samsung.

Một ý kiến mạnh mẽ trong nội bộ Samsung là việc mua lại ARM sẽ khiến Samsung khó đạt được mục tiêu của kế hoạch “Tầm nhìn bán dẫn 2030”, nhằm đưa Samsung trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn hệ thống vào năm 2030.

Một người theo dõi ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, nếu Samsung mua lại ARM, họ sẽ mất nhiều khách hàng của xưởng đúc bán dẫn.

Giá của ARM cũng là một vấn đề. Vào năm 2019, doanh thu của ARM đạt 1,9 tỷ USD, chưa bằng 5% so với giá mua lại mà Nvidia đưa ra. Một số nhà phân tích cho rằng Samsung đang ở vị thế khác với Nvidia, một công ty chuyên về bộ xử lý đồ họa (GPU) và rất cần các công nghệ liên quan đến AP. Trong khi đó, Samsung đã tự sản xuất AP và đã đạt đến trình độ công nghệ cao.

Samsung giải thích rằng, ngay cả khi Nvidia thay đổi quan điểm trung lập mà ARM đã duy trì đối với khách hàng của mình và tăng giá giấy phép AP di động, thì điều đó sẽ không có tác động đáng kể. Một quan chức của Samsung cho biết thêm: “Trong khi chi phí cấp phép thiết kế cơ bản của một AP di động không chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất AP, thì mức giá 40 tỷ USD của ARM là quá cao để có thể cân đối được số thu và chi”.

Phan Văn Hòa (theo Businesskorea)

Samsung độc quyền sản xuất chip Snapdragon 5G

Samsung độc quyền sản xuất chip Snapdragon 5G

Samsung đã giành được hợp đồng với Qualcomm trong việc cung ứng độc quyền thế hệ chipset di động Snapdragon 875, ra mắt tháng 12 tới đây.