- Theo dõi tình trạng bệnh sau điều trị bệnh ung thư tuyến tụy chính là giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh, ngay cả khi bệnh nhân đã được phát hiện kịp thời thì bệnh vẫn có khả năng tái phát lại.

Bệnh nhân ung thư tụy nên 'cạch mặt' những thực phẩm nào?
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tụy là gì?
Ung thư tuyến tụy - sát thủ thầm lặng

Theo dõi sau điều trị ung thư tuyến tụy

Những bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy có khả năng tái phát lại bệnh rất cao sau khi điều trị ung thư tuyến tụy. Bệnh nhân bị ung thư tụy thường phát hiện muộn, và nếu được phát hiện sớm đi nữa thì việc điều trị bằng phẫu thuật người bệnh vẫn có khả năng tái phát gần 50% nên vấn đề bệnh nhân theo dõi kỹ càng là điều hết sức cần thiết. Và người bệnh cần thực hiện những việc sau đây để theo dõi bệnh được tiến triển tốt nhất:

- Khám thực thể về lâm sàng của bệnh ung thư tuyến tụy nhằm phát hiện các triệu chứng của bệnh nếu tái phát;

- Thực hiện xét nghiệm máu, trong đó có bao gồm cả xét nghiệm marker CA 19-9

ung thu tuy

- Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh định kỳ tuyến tụy, thường là áp dụng CT scan mỗi sáu tháng một lần hoặc sớm hơn nếu cần thiết nhằm đánh giá bệnh và phát hiện sớm nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng mới nghi ngờ ung thư tái phát.

Hiện nay, không có biện pháp nào có thể phòng ngừa ung thư tuyến tụy một cách triệt để do nguyên nhân gây bệnh còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, việc giảm thiểu những yếu tố nguy cơ là rất quan trọng vì nó có thể giúp bệnh nhân giảm đáng kể khả năng phải đối mặt với căn bệnh này. Những yếu tố nguy cơ gây bệnh mà ta có thể kiểm soát được bao gồm: hạn chế hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nên tránh những loại thực phẩm có nhiều muối, nhiều chất béo và bơ đường.

 

Bệnh ung thư tuyến tụy có khả năng sống thấp

Mặc dù gần đây y học đã có những tiến bộ đáng kể trong phẫu thuật và điều trị nội khoa ung thư tuyến tụy nhưng tiên lượng của bệnh vẫn còn tương đối kém với hầu hết bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân có khối u tuyến tụy được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật thì tỷ lệ sống sau năm năm của họ cũng khá thấp so với những loại ung thư khác, chỉ đạt 20 – 30% bởi tỷ lệ tái phát bệnh trong vòng năm năm cũng ở mức rất cao.

Tại thời điểm phẫu thuật ung thư tuyến tụy, nếu các hạch bạch huyết có chứa tế bào ung thư thì tỷ lệ sống thêm năm năm của bệnh nhân chỉ còn 10%. Việc bổ sung hóa trị sau phẫu thuật cắt bỏ ung thư tuyến tụy cũng có thể làm tăng tỷ lệ sống sau năm năm của bệnh nhân nhưng chỉ được khoảng 10%. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến tụy phát triển tại chỗ thì tỷ lệ sống trên ba năm là rất hiếm. Còn với trường hợp bệnh nhân có di căn với những triệu chứng như sụt cân, đau đớn thì cơ hội sống sau một năm cũng chỉ đạt 20% nếu điều trị hóa trị và dưới 5% với những bệnh nhân không lựa chọn điều trị bằng hóa chất.

Những con số thống kê này nhấn mạnh đến thời điểm phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa không nhỏ đối với khả năng sống và thời gian sống của bệnh nhân. Do đó, nếu muốn có sức khỏe tốt và điều trị bệnh đạt hiệu quả khả quan, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ sáu tháng/lần hoặc thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe nếu có những dấu hiệu bất thường cảnh báo sự bất ổn về sức khỏe nói chung.

Vấn đề cần theo dõi sau điều trị bệnh ung thư tuyến tụy là một việc rất cần thiết giúp hạn chế sự tái phát bệnh cho bệnh nhân, và tránh gây ra những biến chứng khó lường xảy ra với người bị bệnh.

Thanh Thương (tổng hợp)

Người bị ung thư tụy nên ăn gì?

Người bị ung thư tụy nên ăn gì?

Một số loại thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân ung thư tụy nếu sử dụng quá nhiều, nhưng cũng có những thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng.

Những biểu hiện không ngờ của ung thư tụy dễ dàng bị bỏ qua

Những biểu hiện không ngờ của ung thư tụy dễ dàng bị bỏ qua

Ung thư tụy có những biểu hiện không rõ ràng nên chúng ta thường hay chủ quan mà bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhặt nhất.

Người thừa cân có khả năng mắc bệnh ung thư tụy

Người thừa cân có khả năng mắc bệnh ung thư tụy

Theo các chuyên gia nghiên cứu những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn so với người có cân nặng lý tưởng.