Sự việc một nữ doanh nhân lái xe ô tô gây ra tai nạn liên hoàn tại ngã tư Hàng Xanh (TP HCM) tối 20-10 khiến 1 người chết và nhiều người bị thương đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trên thực tế, những vụ tai nạn do nữ giới gây ra không phải hiếm, mà nguyên nhân nhiều khi lại là do những thói quen hết sức “lãng xẹt”.
Tai nạn BMW: Bài học cảnh tỉnh về dùng bia rượu khi lái xe
Có phải phụ nữ đi ô tô gây tai nạn nhiều hơn đàn ông?
Như đã đưa tin, tối ngày 20-10, bà Nguyễn Thị Nga (SN 1972, ngụ quận 12, điều khiển xe ô tô hiệu BMW lưu thông trên đường Điện Biên Phủ hướng từ trung tâm quận 1 về cầu Sài Gòn. Khi vừa đến nút giao thông Hàng Xanh, giáp ranh phường 21 và phường 27, quận Bình Thạnh, thì bất ngờ chiếc xe BMW đâm vào nhiều xe gắn máy đang dừng đèn đỏ phía trước.
Vụ tai nạn nghiêm trọng đã khiến 1 người chết và nhiều người bị thương |
Sau đó chiếc BMW tiếp tục lao về phía trước, đâm vào chiếc taxi của hãng Vinasun, lao thêm 5m nữa mới chịu dừng lại.
Chiếc xe BMW gây ra vụ tai nạn liên hoàn |
Hiện trường đã có 1 phụ nữ bị bánh xe BMW cán qua, tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương nằm trên đường. Khoảng 7 xe gắn máy văng tung tóe, bị hư hại; xe BMW và xe taxi bị hư hỏng phần đầu xe.
Bà này có thừa nhận có uống rượu bia trước đó. Bà còn cho biết, bình thường có tài xế riêng nhưng do người này xin nghỉ việc nên bà tự lái xe đi dự 1 buổi tiệc tại đường Pasteur, quận 1.
Hiện cơ quan chức năng chưa xác minh được chính xác nguyên nhân gây ra tai nạn, tuy nhiên trên thực tế, đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra do những thói quen bất cẩn của phụ nữ khi điều khiển tay lái.
Trang phục không thoải mái
Không ít phụ nữ ngồi xe hơi cầm lái nhưng ăn mặc trang phục rất gò bó và kém thoải mái. Việc đeo khẩu trang, áo chống nắng lùm xùm sẽ làm tầm nhìn bị hạn chế, gây ra khó khăn nếu gặp các tình huống bất ngờ.
Phụ nữ đi giày cao gót khiến cho việc điều khiển xe bị hạn chế |
Thêm vào đó, họ thường mặc váy bó sát và sử dụng giày cao gót khi lái xe mà không hay biết rằng mình đang đồng hành cùng với “tử thần”. Giày cao gót khiến cho việc phanh chân khó chuẩn xác, dẫn đến dễ gây ra tai nạn khi tham gia giao thông.
Vừa lái xe vừa trang điểm
Thói quen tranh thủ trang điểm khi đang điều khiển xe ô tô là rất nguy hiểm, có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào |
Được mệnh danh là “phái đẹp” nên phụ nữ nhiều khi thường tranh thủ trang điểm ngay trên xe. Việc này cũng nguy hiểm không khác gì vừa lái xe vừa nói chuyện hoặc nhắn tin điện thoại. Chỉ trong một tích tắc mất tập trung cũng đủ để tai họa có thể ập đến.
Quên chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay
Đối với đàn ông thì việc chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay là các thao tác hết sức cơ bản khi mới ngồi lên xe.
Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ tay lái còn non thì lại thường xuyên bị “lãng quên” vì do chưa có thói quen và quá tập trung vào điều khiển xe, chân côn, chân ga…
Chỉnh gương, ghế, hạ phanh tay là những công đoạn đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng vì nếu quên kéo phanh tay thì xe sẽ dễ hư hỏng phanh do ma sát lớn giữa má phanh và tang trống tạo ra nhiệt khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Cùng với đó thì việc quên chỉnh ghế, gương chiếu hậu sẽ khiến người lái không có tư thế ngồi và quan sát tốt.
Dễ tạo điểm mù lớn và khó điều khiển xe khi gặp những tình huống khẩn cấp. Và điều này sẽ rất nguy hiểm khi lưu thông trên đường phố.
Chuyển đổi giữa số lùi, số tiến khi xe chưa dừng hẳn
Cùng tâm lý là thiếu tự tin nên đây là lỗi mà nhiều phụ nữ thường phạm phải khi lái xe. Việc chuyển đổi giữa các chế độ số lùi và số tiến thông thường được sử dụng nhiều khi đỗ xe trong những khu vực có không gian nhỏ.
Đa số phụ nữ hay có thói quen rà phanh và thường mắc sai lầm là khi xe chưa dừng hẳn đã chuyển cần số cần số.
Chuyển từ D về R hay ngược lại mục đích “rút ngắn thời gian” và “thao tác nhanh gọn” hơn. Điều này là nguyên nhân dẫn đến bị hỏng hộp số nếu thường xuyên.
Không sử dụng phanh tay
Ngay cả khi đỗ xe trên địa hình bằng phẳng, thực sự không có lí do gì mà không sử dụng phanh tay. Không sử dụng phanh tay khiến toàn bộ trọng lượng của xe dồn vào một miếng kim loại nhỏ nằm trong hộp số được gọi là chốt hãm.
Chốt hãm chỉ nhỏ bằng một ngón tay, do đó có thể bị mòn hoặc thậm chí có khả năng bị gãy khi phải chịu toàn bộ sức nặng như vậy.
Sử dụng phanh tay làm cân bằng tải trọng, giúp cho các bộ phận truyền động trong hộp số có tuổi thọ lâu hơn.
Rà phanh khi xuống dốc
Đôi khi các chị em rà phanh khi xuống dốc để tránh xe đi quá nhanh. Tuy nhiên, việc này sinh ra nhiệt ở các má phanh và rotor, gây mài mòn và tăng nguy cơ bị quá nóng hay bị méo.
Một giải pháp đó là hãy thử chuyển sang số thấp hơn. Sự giảm sức ép một cách tự nhiên trong hệ thống truyền lực sẽ giúp xe duy trì tốc độ an toàn. Theo cách này, khi bạn cần nhấn phanh, bạn sẽ thấy phanh hiệu quả hơn rất nhiều.
Dùng hai chân thao tác ga, phanh
Để đơn giản thao tác, mang lại sự thoải mái cho người lái, xe số tự động đã được loại bỏ chân côn. Các tài xế chỉ cần sử dụng duy nhất chân phải để thao tác giữa ga và phanh.
Tuy nhiên, một số chị em khi chuyển từ xe số sàn sang xe số tự động thường mắc sai lầm khi dùng chân trái để đạp phanh và chân phải đạp ga.
Sai lầm này rất dễ gây ra những tai nạn. Trong những tình huống bất ngờ, theo thói quen phản xạ lái xe thường sẽ đạp cả hai chân nhưng khi đạp mạnh chân ga tác dụng của phanh sẽ giảm rất nhiều, xe không thể dừng như mong muốn.
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Trên hầu hết các xe số tự động hiện nay đều được tích năng chuyển số tay, số thể thao hay lẫy chuyển số trên vô lăng.
Tuy nhiên, một số chị em vốn đã quen với các thao tác lái ô tô số tự động ở chế độ D, nên thường bỏ qua chức năng chuyển số tay trên xe số tự động.
Việc không sử dụng chế độ chuyển số tay cũng được xem là một sai của phụ nữ khi đi các cung đường đèo dốc.
Bởi nếu ở chế độ D, theo quán tính khi xuống dốc, xe thường di chuyển nhanh dần khiến tài xế phải sử dụng phanh nhiều hơn.
Trong trường hợp người lái thường xuyên rà phanh sẽ làm phanh nóng và rất dễ dẫn đến việc cháy má phanh, mất thắng, dẫn đến tai nạn.
(Theo An ninh Thủ đô)
Tai nạn vì đồ chống nắng
Cơ quan chức năng khuyến cáo những bộ đồ chống nắng che kín tầm nhìn khiến chị em ngã xe hoặc tự gây TNGT.