Vở cải lương "Vì sao lạc xứ" tập trung chủ yếu vào nhân vật Hồ Nguyên Trừng, con cả của Hồ Quý Ly, ông là một vị tướng tài thiên tài ở thế kỷ thứ 15. Ông được mệnh danh là ông tổ của súng thần công mà thời đó được gọi dưới cái tên Thần cơ thương pháo. Phát minh này của Hồ Nguyên Trừng đã được nhà Minh coi trọng và khi đánh chiếm Đại Ngu nhà Minh đã bằng mọi cách để có được bí kíp súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng.
Cảnh trong vở "Vì sao lạc xứ". |
Câu chuyện xoay xung quanh nghiên cứu thiên tài của Hồ Nguyên Trừng khi ông bị bắt. Từ đây những khúc mắc, mẫu thuẫn giữa Hồ Nguyên Trừng (người muốn giữ bí kíp súng thần công gửi về quê nhà) và Vân Khanh (tướng nhà Minh muốn chiếm đoạt phát minh của Hồ Nguyên Trừng) nảy sinh.
Tâm lý nhân vật cũng rất phức tạp. Hồ Nguyên Trừng và Vân Khanh yêu nhau nhưng mỗi người đều có mục đích riêng của mình. Họ biết mình là đối thủ của nhau, họ hành xử đúng cách của người trượng phu đấu trí, dùng trí để ngăn chặn những mục đích của nhau. Họ hết lần này đến lần khác đối phó được mưu chước của nhau, càng ngày càng tinh vi. Đến tận giây phút cuối cùng, từng cú lừa tung ra được hóa giải, cứ như thế đến tận cùng, họ buông hết
Đạo diễn Triệu Trung Kiên đã xử lý vở diễn một cách hiện đại, làm giảm bớt sự bi luỵ của cải lương. |
Tác giả Nguyễn Toàn Thắng đã sáng tạo một kịch bản đầy chất nhân văn, ở đó thân phận con người dù là quan hay dân khi gặp cảnh nước mất nhà tan đều bị vùi dập như nhau. Tác giả thấu hiểu nỗi đau của con người khi lâm vào vòng xoáy của loạn lạc ly hương. Đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên đã xử lý vở diễn mang hơi thở đương đại.
Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Tạ Quang Đông chia sẻ sau khi xem xong buổi tổng duyệt: “Các bạn đã làm một vở diễn rất xúc động. Tuy nhiên, cũng có một số chỗ ban lãnh đạo có thể thay đổi tình tiết, sửa chữa lại cho rõ hơn, cảnh cũng cần suy nghĩ lại sao cho chặt chẽ hơn với cốt truyện”. |
Điều khiến nhiều người tiếc nuối là cái kết. Đạo diễn đã để cho Hồ Nguyên Trừng - một nhân vật lịch sử lẫy lừng nửa tỉnh nửa mê, nói đúng hơn là bị điên.
Chia sẻ về cái kết này, NSƯT Triệu Trung Kiên cho biết: "Đúng ra lịch sử đang nhìn sai về Hồ Nguyên Trừng, sử ghi ông là một trong những tứ trụ triều quan của triều đại Trung Quốc và súng thần công ông chế tạo đã bắn vào dân tộc mình. Tôi và tác giả Nguyễn Toàn Thắng bàn nhau có nên tin lịch sử? Hay đó là sản phẩm, liều thuốc độc để đánh vào lòng của người Nam khi suy nghĩ về Hồ Nguyên Trừng? Điều này cần xem xét, việc ông ấy làm quan cũng rất có thể có, ai dám chắc?
Tuy nhiên trong vở, êkíp sáng tạo giải thích vì sao lịch sử ghi rằng ông vẫn tiếp tục làm quan triều Minh. Trạng thái nửa điên nửa tỉnh để ông ấy nghĩ rằng phát kiến của mình sẽ mang được về trời Nam. Ông tiếp tục nghiên cứu công trình ngày càng tốt lên.
Nói về con người thật sự, nhìn từ góc độ logic học, ông ấy sang Minh để làm triều quan như những nhân tài cống hiến cho nhân loại, định cư và xa lạ với dân tộc, với Tổ quốc như những người đi du học. Ông cống hiến văn minh cho nhân loại, cho thế giới, không chỉ Việt Nam.
Tất nhiên không thể nghĩ ông ấy là một vị anh hùng, nhưng ông cũng không bội ơn dân tộc. Sẽ có những chỗ hở tôi đang lý giải".
Tình Lê
NSND Lan Hương trở lại diễn cho Nhà hát Kịch Việt Nam
Dù đã nghỉ hưu nhưng NSND Lan Hương vẫn được Nhà hát Kịch Việt Nam tin tưởng mời vào vai bà Estelle trong vở kịch kinh điển "Người mẹ trước vành móng ngựa".