Sau hơn 100 năm, “Hà Hương phong nguyệt” (in lần đầu năm 1914) - cuốn tiểu thuyết có số phận truân chuyên của tác giả Lê Hoằng Mưu sẽ trở lại cùng bạn đọc với phần hiệu đính của nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn.
Trong lần trở lại này, sách được chia thành hai phần: phần đầu là sáng tác của Lê Hoằng Mưu và phần sau là phụ lục, gồm các tài liệu liên quan đến cuốn tiểu thuyết này như cuộc bút chiến quanh tác phẩm, một số bài nghiên cứu về “Hà Hương phong nguyệt”.
Các phương ngữ Nam Bộ và các từ cổ, điển tích trong sách được làm thành hai phần: phần chú giải ngay ở từ cần chú giải (đặt ở cuối trang); phần hai là tập hợp tất cả những chú giải đó, xếp theo thứ tự alphabet và đặt ở cuối sách để người đọc có thể dễ dàng tra cứu sau này. Phần tác phẩm dừng lại ở thời điểm hai nhân vật chính là Hà Hương và Nghĩa Hữu mất; còn phần sau là câu chuyện của nhân vật Ái Nhơn, con của Hà Hương và tác giả cũng đang còn viết dở dang nên không được chú trọng giới thiệu trong lần in này.
“Hà Hương phong nguyệt” được tác giả Lê Hoằng Mưu sáng tác theo lối văn biền ngẫu. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời trôi nổi của Hà Hương, một cô gái tài sắc hơn người. Thuở mười tám đôi mươi, Hà Hương được gả cho Nghĩa Hữu, con trai một gia đình giàu có trong vùng. Dù mới giáp mặt nhưng cả hai đã nhanh chóng nên duyên vợ chồng. Tuy nhiên, chẳng bao lâu vợ chồng tan rã vì thói đam mê cờ bạc của Hà Hương.
Say đắm sắc đẹp của Hà Hương, Nghĩa Hữu không đành lòng xa người đã đầu ấp tay gối với mình, dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi. Cho đến khi, Nghĩa Hữu được gia đình hỏi cưới Nguyệt Ba - người sinh cùng ngày và cũng là hàng xóm của Hà Hương, thì kịch tính của tác phẩm bắt đầu diễn ra. Ngay từ khi mới ra mắt, “Hà Hương phong nguyệt” đã gây nên một trận tranh cãi kịch liệt trong giới văn chương thời bấy giờ.
Đã có những trận bút chiến căng thẳng giữa Lê Hoằng Mưu của tờ Lục tỉnh tân văn (1907-1944) với Cao Hải Để, Nguyễn Háo Vĩnh, Trì Nam Tử của tờ Công luận báo (1916-1939). Cuốn sách bị tịch thu và tiêu huỷ, đây cũng là lý do vì sao mà “Hà Hương phong nguyệt” gần như vắng bóng suốt hơn một thế kỷ qua; ngay các thư viện lớn thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Thư viện Tổng hợp TP.HCM, Thư viện KHXH TP.HCM… cũng chỉ còn tản mác, rời rạc.
Nguyên nhân tạo nên trận bút chiến này, một phần vì “Hà Hương phong nguyệt” có những yếu tố “lệch chuẩn” so với truyền thống tiếp nhận; thậm chí bị gán cho là “dâm thư”, “góp phần làm hư thuần phong mỹ tục nước nhà”.
Tình Lê
Nếu bị kiện, tự truyện 'Phút 89' của Công Vinh có thể bị thu hồi
"Tự truyện của Công Vinh nếu viết sai sự thật và bị kiện thì có thể thu hồi", ông Chu Văn Hoà, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho hay.
Câu nói khiến Lan Khuê quyết tâm phải nổi tiếng
Bị chê mình không phù hợp để làm người mẫu, không có tố chất để trở thành ngôi sao, càng không có gương mặt để làm hoa hậu, Lan Khuê đã quyết tâm đáp trả bằng hành động.
Sách 20 năm khảo cứu về nền văn hoá bí ẩn nhất Sài Gòn
Nền văn hoá khép kín của người Hoa ở Chợ Lớn lần đầu được trình bày đầy đủ và sống động qua sách "Chuyện nhỏ ở Chợ Lớn" của nhà báo Nguyễn Đình.
Hà Nội vinh danh 28 Đại sứ văn hoá đọc
Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc Thủ đô năm học 2017 - 2018 diễn ra vào sáng ngày 26/5 tại Phố Sách Hà Nội. 28 Đại sứ văn hoá đọc mới được vinh danh.
Cựu đội trưởng tuyển Việt Nam Lê Công Vinh xuất bản tự truyện
“Phút 89” là tên cuốn tự truyện sắp xuất bản của cựu đội trưởng tuyển Việt Nam Lê Công Vinh.
Cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn đa chiều về tế bào gốc
“Tế Bào Gốc – Khám Phá Cùng Nhà Khoa Học” sẽ trang bị cho bạn nhiều kiến thức để biết cách tự định hướng và phân biệt được đâu là niềm hy vọng chính đáng và đâu là sự thổi phồng cường điệu trong lĩnh vực này.