- DJ Heyder lần đầu tiên đã nhận lời trả lời phỏng vấn của báo VietNamNet về nghi vấn Sơn Tùng đạo nhạc đang gây xôn xao trên mạng xã hội và truyền thông những ngày qua.

Ngày 3/8, MV Chúng ta không thuộc về nhau của Sơn Tùng M-TP được ra mắt và đã tạo được sức hút mạnh mẽ trên mạng xã hội và truyền thông. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần, MV này đã có hơn 20 triệu lượt xem trên Youtube. 

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng Chúng ta không thuộc về nhau có phần nhạc khá giống bản hit We don’t talk anymore của Charlie Puth và Selena Gomez. Không chỉ nhạc, đoạn flow (cách xử lý nhịp đọc, nhấn nhá khi đọc rap) trong ca khúc Chúng ta thuộc về nhau của Sơn Tùng cũng bị tố giống hệt cách flow của thành viên Rap Monster (BTS) trong ca khúc Fire.

{keywords}
Ca khúc bị nghi đạo nhạc của Sơn Tùng đạt hơn 20 triệu lượt xem trong chưa đầy một tuần.

VietNamNet đã liên hệ với DJ Heyder, tác giả bản remix We don’t talk anymore của Charlie Puth và Selena Gomez để tìm hiểu thêm sau khi anh viết trên fanpage cá nhân của mình về sự giống nhau giữa hai ca khúc We don't talk anymoreChúng ta không thuộc về nhau.

Anh đã chia sẻ trên Facebook về ca khúc "Chúng ta không thuộc về nhau" mà anh cho là nghe khá giống bản hit "We don’t talk anymore" do anh remix. Anh có thể nói rõ hơn “nghe khá giống” là như thế nào không?

- Ý tôi là ca khúc đó có ý tưởng và cấu tứ gần giống với bản remix của tôi.

{keywords}
DJ Heyder.

Là một nhà sản xuất âm nhạc chuyên nghiệp, theo anh phần nhạc trong bài hát tiếng Việt này giống bao nhiêu phần trăm với bản remix của anh? Và chừng đó đã đủ để kết luận rằng anh chàng ca sĩ nọ đã "đạo" nhạc chưa?

- Không cần phải là một nhạc sĩ chuyên môn cũng có thể nhận ra sự tương đồng giữa hai ca khúc này và tôi nghĩ khán giả đã tự đưa ra kết luận dễ dàng rồi nên tôi không muốn nói thêm nhiều. Bạn đã thử nghe 2 ca khúc cùng nhau chưa? Nếu chưa, bạn hãy thử và sẽ hiểu điều tôi muốn nói. 

Sử dụng một tone khác, những sound tiếng khác không có nghĩa là mình đã tạo ra một ca khúc hoàn toàn mới. Điểm khác nhau rõ ràng nhất ở 2 ca khúc này chính là ngôn ngữ, thế thôi. Chúng tôi có thể khẳng định rằng ca khúc đó là phiên bản tiếng Việt bản remix của tôi.

Những người còn lại có liên quan đến bài We don’t talk anymore, chẳng hạn như Charlie Puth, Selena Gomez hay một ai đó trong ekip sản xuất ca khúc, có biết hoặc tỏ ra bận tâm đến chuyện một ngôi sao Việt Nam bị nghi đạo ca khúc này không?

- Tôi nghĩ là họ chưa nhận được thông tin này.

Trước đây, anh có từng gặp những rắc rối nào liên quan đến bản quyền không, ví dụ như sản phẩm của anh bị ăn cắp hoặc bị tố ăn cắp chẳng hạn?

- Tôi không cần phải đi vay mượn chất xám của bất cứ ai. Nếu các bạn đã nghe những ca khúc hoặc các bản remix của tôi, sẽ thấy tôi luôn có những sáng tạo riêng. Nhưng đây không phải lần đầu tôi bị người khác biến sản phẩm trí tuệ của mình thành của họ. Cậu ấy nên tự hỏi chính mình là nêu không có ca khúc gốc và bản remix của tôi thì cậu ấy có thể sản xuất ra ca khúc đó không?

Từng hoạt động lâu dài trong nghề, anh nhận định như thế nào về những vụ kiện tụng bản quyền trong ngành công nghiệp giải trí? Chẳng hạn như sự quan tâm từ công chúng, tính khả thi là bao nhiêu hay hình thức xử phạt có đảm bảo yếu tố răn đe không?

Còn tùy thuộc vào luật pháp của từng quốc gia nữa. Một số quốc gia rất nghiêm khắc những vấn đề như thế này, nhưng một số quốc gia thì không quan trọng. Chúng tôi luôn cố gắng bảo vệ tác quyền sản phẩm của mình trên toàn cầu, nhưng như các bạn thấy đó. Đôi khi việc này không dễ chút nào.

Theo anh, vấn nạn ăn cắp bản quyền trong riêng mảng hòa âm – phối khí (lĩnh vực chuyên môn của anh) diễn ra như thế nào và hình thức ăn cắp gì (ăn cắp cái gì) là phổ biến nhất?

- Điều đáng nói ở đây không phải là việc một bản hòa âm hay thứ gì khác, mà là sản phẩm sáng tạo của tác giả. Là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, tôi hoàn toàn có thể "đạo" một ca khúc nào đó, biến tấu vài chỗ là đã có thể làm nó khác đi so với ca khúc gốc. Nhưng lúc đó tôi còn có thể nói đó là nguyên tác của tôi được không?

Gia Bảo - Đắc Thọ