{keywords}

 - Có một câu chuyện mà các nhà báo Mỹ hỏi đi hỏi lại các cựu binh phi công Việt Nam, “trong cuộc chiến không quân trên bầu trời Sông Hồng có phi công Liên Xô nào tham gia không?”

Xem lại Bài 1: Chuyện chưa kể về tàu sân bay Midway và 4 phi công cảm tử Việt Nam
Xem lại Bài 2: Trên lãnh địa của cựu thù nghe chuyện cơ mật

Quan sát từ chuyến đi Mỹ, ông Từ nhận ra, cho tới hôm nay nhiều người Mỹ vẫn không hiểu tại sao không quân chỉ ở tầm “hạng ruồi” của Việt Nam mà đánh thắng lực lượng không quân – hải quân lão luyện hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ một cách thuyết phục. Bởi theo các số liệu đã được không quân Hoa Kỳ công bố, tỉ số không chiến giữa không quân Hoa Kỳ với không quân Đức Quốc xã là 5/1, với Nhật Bản là 8/1, với Liên Xô hồi chiến tranh Triều Tiên là 10/1.

Thay vì câu trả lời cụ thể, ông Từ đã kể cho họ câu chuyện về cuộc đấu trí của 2 bộ tư lệnh trong suốt 8 năm trời (1965 -1973). Chỉ huy Không quân Việt Nam non trẻ thời đó chỉ có 2 sỹ quan cấp tá là thượng tá Đào Đình Luyện và Trần Mạnh. Hai ông vốn xuất thân từ các vị trí chỉ huy, chính ủy bộ binh. Còn dàn chỉ huy không quân của Hoa Kỳ lúc đó có tới 4 vị tướng bốn sao, được đào tạo bài bản, kinh nghiệm lẫy lừng. Nhưng kết quả là không quân Việt Nam đã chiến thắng áp đảo 2/1.

Không quân Việt Nam hồi đó chỉ có vỏn vẹn 40 phi công với 34 máy bay MiG 17 cổ lỗ sĩ. Tất cả các phi công Việt Nam cũng chỉ được huấn luyện lái máy bay mà chưa hề được huấn luyện không chiến, cũng không được truyền dạy về các kinh nghiệm sống còn trên chiến trường như tổ chức chiến đấu, dẫn đường.

{keywords}

Ông Từ kể, từng có những phi công nước ngoài tham gia không chiến ở Việt Nam là phi công Triều Tiên. Nhưng không phải họ được cử sang để chi viện cho Việt Nam mà là sang để thực hành không chiến tích lũy kinh nghiệm, theo yêu cầu của Chủ tịch Kim Nhật Thành. Trong một cuộc thực hành, các phi công Triều Tiên đã bắn rơi hơn 2 chục máy bay Hoa Kỳ, đây là thành tích không hề tồi.

Còn nước Nga Xô Viết, thực sự đã giúp đỡ không quân ta về vũ khí trang bị, nhưng không hề tham chiến. Trong thực tế, có trung đoàn tên lửa SAM 2 của quân đội Xô Viết sang chiến đấu trực tiếp và bắn rơi 2 máy bay F4 của Hoa Kỳ, và ngày ghi dấu sự kiện này đã được chọn làm ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội tên lửa Việt Nam.

Cùng có mặt tại cuộc gặp giữa những người đàn ông từng săn đuổi nhau trên bầu trời Việt Nam thời chiến tranh, cựu phi công ACE Nguyễn Văn Bảy hóm hỉnh kể rằng ông từng làm động tác vật tay với 1 cựu phi công, thiếu tá Plumb. Ông Plumb từng bị bắt và giam chung phòng tại Hỏa Lò với đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam Peter Peterson. Hành động vật tay này hàm ý nói "chúng tôi cũng khỏe ngang các ông đấy chứ! Đâu cần người Nga vô"

{keywords}

Ông Từ tự hào quả quyết, trong chiến tranh Việt Nam chỉ có quân chủng phòng không không quân dũng mãnh đối đầu vỗ mặt và hạ đo ván không quân và hải quân Hoa Kỳ. Với chiến thắng ngoạn mục tỉ số 2-1 của trận 12 ngày đêm cách nay 45 năm đã buộc người Mỹ phải ký Hiệp định Paris. Trong lịch sử Việt Nam, có 3 trận đối đầu trực tiếp kinh điển hạ đo ván đối phương là trận Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, trận điện Điện Biên Phủ 1954 và trận Điện Biên Phủ trên không tại Hà Nội. Hai trong ba trận này đều do Đại tướng Võ Nguyên Giáp tổng chỉ huy. Ông Từ không giấu niềm tự hào, sự kính trọng khi nhắc về người Tổng tư lệnh của mình.

Rời bảo tàng Midway, đoàn cựu chiến binh phi công Việt Nam đã tham dự cuộc trình diễn hàng không của Hải quân Hoa Kỳ tại căn cứ Miramar (San Diego). Ông Từ hóm hỉnh gọi căn cứ “Top gun”, tên bộ phim về chương trình huấn luyện bổ sung kỹ thuật không chiến kiểu dogfight cho các phi công hải quân Hoa Kỳ trước khi được cử sang Việt Nam tham chiến. Bộ phim này do không quân Hoa Kỳ đặt hàng nhằm nâng cao hình ảnh của phi công trước công chúng. Diễn viên điển trai Tom Cruise đóng vai nhân vật chính. Bộ phim không chỉ hấp dẫn qua nội dung là một câu chuyện tình tuyệt đẹp, mà nhạc phim cũng rất cuốn hút, hình ảnh máy bay F1 nhào lộn trên trời cực kỳ hấp dẫn. “Tôi là phi công xem xong còn mê”, ông Từ hóm hỉnh.

Ở đại bản doanh của không quân Mỹ, ông Từ cùng cụ ACE Nguyễn Văn Bảy đi xem các loại máy bay hàng khủng, niềm tự hào của quân lực Mỹ như: máy bay trực thăng cánh quạt lật V22, trực thăng tấn công AH 64 , máy bay vận tải khổng lồ C5, xe chiến đấu lội nước của thủy quân lục chiến.

{keywords}


Cùng đi có cựu phi công lính thủy đánh bộ Curtdose, người từng tham dự chương trình huấn luyện “Top Gun” và người phiên dịch tên Chấn. Ông Từ đột nhiên hỏi ông cựu trung tá Mỹ, “ông có biết ai là người đưa ý tưởng xây dựng chương trình huấn luyện “Top Gun?”


Theo lời kể của người phi công già, "Top Gun" là câu chuyện dài, đây là chương trình bắt buộc dành cho lính hải quân, không quân Mỹ trước khi tham chiến tại Việt Nam đầu những năm 1970. Do cuối thập niên 60, người Mỹ đã gặp khó khi không chiến với MiG của không quân Việt Nam, nên bộ chỉ huy đã rất thông minh nghĩ ra các chương trình đối phó…

Thấy câu trả lời của người cựu binh Mỹ dần lạc đề, ông Từ nhắc lại câu hỏi, “ông có biết ai là tác giả chương trình ‘Top Gun?”, cựu binh Curtdose trả lời: “Ông Dan Yank Pedersen chỉ huy phi đoàn VF121 lái F4”. Ông Từ đã cười vui vẻ và chỉ vào cụ ACE Nguyễn Văn Bảy khi đó đang ngó nghiêng chiếc máy bay cất hạ cánh thẳng đứng hiện đại nhất hải quân F15B nói, “không, kia mới là tác giả của chương trình ‘Top Gun’.

Người cựu binh Mỹ cười lớn, bắt tay ông Từ cảm thán: “Đúng, anh nói đúng. Giờ tôi mới hiểu ẩn ý của anh. Chính xác là thế hệ của ACE Bảy là những kẻ khó chơi, khiến chúng tôi phải xây dựng khóa huấn luyện đặc biệt ‘Top Gun’ để đối phó. ACE Bảy là đồng sáng lập chương trình ‘Top Gun’.

Ông Từ mở điện thoại chỉ cho người cựu binh Mỹ xem ảnh cụ Bảy hồi trẻ, hóm hỉnh nói: “ông Bảy hồi trẻ đẹp trai không kém diễn viên Tom Cruise”.

Tại khách sạn Holiday Inn inside San Diego, cụ ACE Nguyễn Văn Bảy kể với các cựu binh Mỹ: “Tôi đã chiến đấu với các ông từ năm 1966 đến giữa 1967 và bắn rơi 7 máy bay. Sau một trận không chiến ác liệt, số 2 và là người bạn chiến đấu tâm đầu ý hợp của tôi đã hi sinh. Tôi quyết định, hôm sau sẽ xin đi trực chiến, quyết bắn rơi máy bay của các ông để trả thù. Nhưng đêm hôm đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đích thân ra lệnh cho 'bọc dầu', từ này trong không quân nghĩa là không tham gia chiến đấu nữa”.

Chững lại một lúc, cụ ACE quả quyết: Nếu Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngăn thì tôi đã có thể bắn rơi thêm 2-3 máy bay nữa của các ông. Và có thể, tôi sẽ không có mặt trong phòng này hôm nay!

Cả khán phòng cười ồ lên, vỗ tay.

Trong bầu không khí hòa hữu giữa các chứng nhân lịch sử, ông Từ rút đồng tiền Việt Nam mệnh giá 50.000 và ghé tai viên phi công già lái máy bay F4J của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ngồi bên cạnh: “Xem này, ACE Bảy có giống Chủ tịch Hồ Chí Minh không? ACE Nguyễn Văn Bảy nuôi râu là thể hiện sự kính trọng với Chủ tịch Hồ Chí Minh”- ông Từ kết thúc câu chuyện với những phi công trong quá khứ từng là cựu thù”.

Tuần Việt Nam