Viêm thanh quản

    Thanh quản là một bộ phận ở trên cùng của cổ và có liên quan đến quá trình thở, phát âm và ngăn thức ăn xâm nhập vào khí quản. Ở trạng thái bình thường, thanh quản có thể được gọi là “hộp thoại” giúp con người thực hiện các trạng thái trong giao tiếp như nói, la hét, thì thầm, hát. Đây là một bộ phận được cấu tạo bởi bộ xương sụn chứa các dây thanh âm, bên ngoài có một lớp màng nhầy bao phủ. Các sắc thái khác nhau của âm thanh và chất lượng của âm thanh được điều chỉnh bởi các cơ bên trong thanh quản, hình dạng và sức căng của dây thanh âm, sự thay đổi của luồng không khí đi qua các dây thanh âm. Khi “hộp thoại” và dây thanh âm bị viêm, đó là tình trạng viêm thanh quản.

    Tình trạng này gây ra triệu chứng đau cổ họng, giọng nói khàn hoặc nhỏ, thậm chí mất tiếng. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn, đó là viêm thanh quản cấp tính hoặc kéo dài là viêm thanh quản mạn tính.

    Trong giai đoạn thời tiết thay đổi hoặc bắt đầu vào mùa lạnh, cơ thể trẻ em không kịp thích nghi dẫn đến mắc các bệnh đường hô hấp trên. Khi đó virus hoặc vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi để phát triển và gây ra bệnh viêm thanh quản ở trẻ.

    Ở người lớn, bệnh có thể có nhiều triệu chứng khác nhau như:

    • Khàn giọng
    • Mất giọng
    • Đau họng
    • Sốt nhẹ
    • Ho dai dẳng
    • Thường xuyên hắng giọng

    Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và thường trở nên nặng hơn sau 2 đến 3 ngày. Nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 tuần, có thể bệnh đã tiến triển thành viêm thanh quản mạn tính. Các bác sĩ có thể nghi ngờ có những nguyên nhân nghiêm trọng hơn cần được làm rõ.

    Viêm thanh quản thường có liên quan và có mắc kèm với một số bệnh khác như viêm amidan, viêm họng, cảm lạnh, cúm nên có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Đau đầu
    • Đau khi nuốt
    • Mệt mỏi
    • Chảy nước mũi

    Các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ có thể khác các triệu chứng ở người lớn. Triệu chứng ở đối tượng này thường là sốt nhẹ 37,5 độ C -38,5 độ C, khan tiếng, thở rít, tiếng ho ong ỏng và có biểu hiện lo lắng, sợ hãi. Viêm thanh quản ở trẻ thường nặng hơn vào ban đêm, khi đó ở trẻ có thể xuất hiện các cơn khó thở thanh quản. Nếu trẻ có các triệu chứng sau thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất:

    • Khó thở hoặc khó nuốt
    • Sốt trên 39 độ C
    • Chảy nước dãi
    • Khi hít vào có tiếng rít to

    Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm phế quản – tình trạng viêm các mô xung quanh đường dẫn khí. Trong một số trường hợp, viêm phế quản có thể nguy hiểm đến tính mạng.

    Viêm thanh quản cấp tính: đa số các trường hợp viêm thanh quản cấp tính diễn ra trong thời gian ngắn và được cải thiện khi giải quyết được các nguyên nhân đằng sau tình trạng này. Một số nguyên nhân gây ra viêm thanh quản cấp như sau:

    • Nhiễm virus giống như trong trường hợp cảm lạnh
    • Nói to, nói lâu, nói quá nhiều, hét thường xuyên
    • Trong một số rất hiếm trường hợp, viêm thanh quản cấp có thể có nguyên nhân là nhiễm khuẩn bạch hầu

    Viêm thanh quản mạn tính: tình trạng viêm thanh quản kéo dài trên 3 tuần được gọi là viêm thanh quản mạn tính. Tình trạng này xảy ra do phơi nhiễm với tác nhân gây kích ứng trong thời gian dài. Các nguyên nhân chính của viêm thanh quản mạn tính như:

    • Hít phải các tác nhân gây kích ứng như khói hóa chất, dị nguyên hoặc khói thuốc
    • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
    • Viêm xoang mạn tính
    • Lạm dụng rượu bia
    • Sử dụng giọng nói với tần suất và cường độ lớn
    • Hút thuốc lá, bao gồm cả hút thuốc thụ động
    • Ho dai dẳng
    • Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng
    • Sử dụng các thuốc corticosteroid đường hít, như thuốc hít điều trị hen

    Người sử dụng giọng nói với tần suất cao và cường độ lớn

    • Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc hoặc hóa chất
    • Người lạm dụng rượu bia