Viêm tai giữa cấp tính là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột và gây đau tai. Bệnh xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ được gọi là tai giữa, bị viêm và nhiễm trùng. Bệnh kéo dài sẽ chuyển thành viêm tai giữa có mủ gây chảy mủ và mất thính lực nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách
Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em: trẻ em là đối tượng hay gặp nhất đặc biệt trong nhiễm khuẩn hô hấp trên nhất là trong các trường hợp ho gà, sởi, cúm. Bệnh cần điều trị sớm điều trị nếu không sẽ gặp biến chứng đáng tiếc.
Viêm tai giữa cấp tính ở người lớn: Viêm tai giữa ở thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhưng người lớn vẫn có thể mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây cảm giác khó chịu lên người bệnh. Người bệnh cần đi khám bác sĩ khi có các biểu hiện để điều trị sớm.
Viêm tai giữa cấp tính có mủ: Bệnh viêm tai giữa cấp tính có mủ có nguyên nhân xuất hiện sau các bệnh cúm, sởi, viêm xoang, u vòng họng, viêm nhiễm cấp tính ở họng hay do chấn thương làm thủng màng nhĩ. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ diễn biến nặng như điếc, ảnh hưởng đến mũi, họng rất khó điều trị và cần điều trị lâu dài.
Viêm tai giữa cấp tính có nhiều nguyên nhân gây ra như:
Do bất thường về giải phẫu dẫn đến việc ứ dịch ở tai giữa là xung huyết và gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân do vi khuẩn hoặc virut xâm nhập gây nên nhiễm trùng tại tai giữa do không vệ sinh các vật dụng sử dụng sạch sẽ, nhiễm các loại vi khuẩn sau đó xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Bệnh viêm tai giữa cấp tính còn liên quan đến các bệnh như sởi, ho gà, cúm, bệnh đường hô hấp trên.
Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến việc người bệnh bị các bệnh dị ứng, bệnh cảm lạnh, hút thuốc và các bệnh nhiễm trùng khác.
Các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính xuất hiện khi mắc bệnh viêm tai giữa:
Trẻ em: trẻ em thường hay khóc, mất ngủ, sốt, bứt rứt, khó chịu ở tai, có dịch chảy mủ ở tai, mất cân bằng và mất thính lực, rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường kêu đau, dụi tai, quấy khóc và bỏ ăn.
Người lớn: Khi mắc bệnh biểu hiện thường gặp là sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước. Thường xuyên xuất hiện đau đầu, mất ngủ, chảy dịch lỗ tai, giảm thính lực, ù tai
Khi có các biểu hiện, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để khám và điều trị. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến điếc, hòng tai, khó khăn cho việc điều trị.
Bệnh viêm tai giữa cấp tính xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn nhưng thường xuất hiện ở trẻ em hơn đặc biệt ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi. Nguy cơ mắc bệnh cao khi trẻ em sử các vật dụng không được vệ sinh sạch sẽ, uống khi nằm, tiếp xúc với không khí ô nhiễm, không khí lạnh hoặc sau khi mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Người bệnh cần đến khám bệnh ngay khi có những triệu chứng để điều trị tích cực, tránh không để diễn biến bệnh nặng sẽ điều trị khó khăn và khó phục hồi.
Viêm tai giữa là bệnh thường gặp ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm tai giữa có thể gây ra điếc hoặc trở thành bệnh mãn tính.
Trước khi thuốc tây được thịnh hành thì trong dân gian đã có rất nhiều bài thuốc chữa viêm tai giữa từ các thảo dược thiên nhiên được nhiều người áp dụng.
Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng bị viêm nhiễm kéo dài ở tai giữa khiến cho tai tiết dịch một cách liên tục. Vậy làm thế nào để điều trị căn bệnh này?
Viêm tai giữa là một bệnh thường gặp ở trẻ em, do cấu trúc tai của các bé chưa được hoàn chỉnh. Bởi vậy các mẹ cần hết sức lưu ý nhằm phát hiện kịp thời.
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Và câu trả lời là đã là bệnh thì chắc chắn nó sẽ nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời.
Streptococcus pneumoniae (S.pneumoniae) là tên khoa học của vi khuẩn phế cầu, tác nhân gây ra các bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết ở trẻ em dưới 5 tuổi (1).