Viêm amidan

    Amidan là gồm 2 tổ chức bạch huyết (lympho) nằm ở phía sau của hầu họng, cũng là nơi giao nhau của đường ăn uống và đường hô hấp. Đây là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp bằng hai cách (1) amidan ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, nấm và virus, (2) amindan tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn do các tác nhân gây bệnh.

    Viêm amidan là bệnh phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi trong cộng đồng, gây ra những triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, thậm chí nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, diễn biến của bệnh sẽ trở nên nặng hơn, thậm chí dẫn tới nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viêm cầu thận. Tuy nhiên, đôi khi viêm amidan được chẩn đoán nhầm với các bệnh đường hô hấp, vậy triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị viêm amindan là gì?

    Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe và hốc do đó, đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:

    • Do nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses,  virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.

    • Tiền sử người bệnh đã từng mắc hoặc/và đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà …

    • Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.

    • Người bệnh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như  kem, nước đá, bia lạnh.

    • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.

    • Thậm chí do thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.

    Viêm amidan có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, người ta thấy rằng trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ mắc viêm amidan hơn nhóm đối tượng khác.

    Viêm amidan gồm 2 thể như sau:

    3.1. Viêm amidan cấp tính

    Viêm amidan cấp tính thường gặp ở người bệnh từ 3-4 tuổi trở lên với các triệu chứng của amidan khẩu cái bị xung huyết (màu đỏ và sưng lên) và tiết nhiều dịch, đây là triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu của viêm nhiễm.  Ngoài ra, còn có thể có thêm các triệu chứng khác như sốt, amidan có các đốm màu trắng hoặc vàng, nổi hạch bạch huyết tại cổ và hàm, đau tai và nhức đầu.

    3.2. Viêm amidan mạn tính

    Khác với viêm amidan cấp tính, viêm amidan mạn tính có triệu chứng không điển hình và khá nghèo nàn.  Đây là tình trạng viêm tái lại nhiều lần với các triệu chứng tương tự như viêm amidan cấp tính, nhưng có thêm những dấu hiệu như sau:

    • Triệu chứng đặc trưng của viêm amidan là người bệnh có hơi thở hôi, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đều đặn nhưng hơi thở vẫn có mùi khó chịu.
    • Bệnh xảy ra trên nền thể trạng kém, gầy yếu và có thể sốt về chiều.
    • Khi nuốt có cảm giác vướng ở cổ họng.
    • Ho khan từng cơn, đặc biệt ho kéo dài khi ngủ dậy vào buổi sáng.
    • Do ho nhiều nên gây ra rát họng và giọng nói của người bệnh thay đổi.
    • Đối với trẻ nhỏ có một số các triệu chứng khác như quấy khóc, chảy nước dãi do tăng tiết dịch, chán ăn, thở khò khè và nghe thấy tiếng ngáy khi ngủ.

    ·   Thậm chí, một số trường hợp viêm amidan sưng to đến nỗi gây chẹn họng và khiến người bệnh khó thở.

    'Con nhà người ta' không viêm amidan, sao con tôi lại bị ‘tối ngày’?

    Viêm amidan là bệnh hay gặp trong nhóm nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nhiều phụ huynh băn khoăn vì sao có trẻ không bị viêm amidan, nhưng có trẻ tái viêm liên tục và khi nào trẻ cần cắt bộ phận này.

    Tưởng viêm amidan, người phụ nữ phải đục thủng cổ vì vi khuẩn ‘ăn thịt người’

    Người phụ nữ 32 tuổi ban đầu chỉ đau họng nhưng khi đến BV kiểm tra, bác sĩ phát hiện vi khuẩn đã ăn mòn da và cơ bắp ở vùng cổ.

     

    Cắt bỏ amidan ngay khi thấy 5 dấu hiệu này

    Viêm tấy mãn tính, ngưng thở lúc ngủ, áp xe quanh amidan... là những dấu hiệu cho thấy amidan của bạn cần được phẫu thuật cắt bỏ.

    Cắt amidan tưởng đơn giản nhưng có thể chết người

    Chỉ khi bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, bạn hãy nghĩ đến chuyện cắt bỏ.