Táo bón

    Táo bón là tình trạng nhu động ruột không xảy ra thường xuyên hoặc khó khăn trong việc đi đại tiện kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn. Vậy táo bón là gì?

    Táo bón được định nghĩa là có ít hơn 3 lần đi đại tiện trong một tuần. Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên, ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế làm các công việc hằng ngày. Táo bón mãn tính cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải rặn rất nhiều khi đi đại tiện và là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau.

    Điều trị táo bón mạn tính phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân.  

    Táo bón ở trẻ em là một vấn đề phổ biến. Nguyên nhân phổ biến bao gồm tập luyện đi vệ sinh sớm và thay đổi chế độ ăn uống. May mắn thay, hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ em là tạm thời.

    Khuyến khích trẻ thực hiện các thay đổi chế độ ăn uống như ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ và uống nhiều chất lỏng hơn - có thể giúp giảm táo bón.

    Táo bón xảy ra ở những trẻ em có yếu tố sau đây cao hơn so với những trẻ không có:

    • Ít vận động

    • Ăn không đủ hoặc rất ít chất xơ

    • Uống không đủ nước

    • Dùng một số loại thuốc, bao gồm một số thuốc chống trầm cảm

    • Có bệnh ảnh hưởng đến hậu môn hoặc trực tràng

    • Có tiền sử gia đình bị táo bón

    • Đi đại tiện ít hơn 3 lần/1 tuần

    • Phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài

    • Phân có đường kính lớn có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh

    • Đau khi đi đại tiện

    • Đau bụng

    • Máu trên bề mặt phân cứng

    • Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu  khi cố gắng giữ phân.

    Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo:

    • Sốt

    • Nôn

    • Máu trong phân

    • Chướng bụng

    • Giảm cân

    • Vết nứt hậu môn

    • Sa trực tràng

    Nhiều yếu tố có thể góp phần gây táo bón trẻ em, bao gồm:

    • Nhịn đi đại tiện: Do trẻ không để ý đến nhu cầu của cơ thể khi muốn đi vệ sinh do mải chơi hoặc một số trẻ không muốn đi vệ sinh công cộng và chờ đến khi về nhà để đi.

    • Trẻ sợ đi đại tiện do khối phân lớn trong đại tràng gây đau khi trẻ phải rặn.

    • Vấn đề tập luyện đi đại tiện (Toilet training): Một số phụ huynh tập luyện đi đại tiện cho trẻ quá sớm dẫn tới trẻ cáu gắt và giữ phân, không muốn đi vệ sinh. Từ việc tập luyện giống như một cuộc chiến với trẻ, trẻ sẽ bỏ qua những kích thích muốn đi đại tiện và theo thời gian nó sẽ trở thành thói quen không tốt của trẻ.

    • Thay đổi chế độ ăn uống. Không đủ trái cây và rau quả giàu chất xơ hoặc chất lỏng trong chế độ ăn của trẻ có thể gây táo bón. Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chuyển từ chế độ ăn toàn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn dặm.

    • Thay đổi thói quen. Mọi thay đổi trong thói quen của trẻ - như đi du lịch, thời tiết nóng hoặc căng thẳng - có thể ảnh hưởng đến chức năng ruột. Trẻ em có nhiều khả năng bị táo bón ở thời gian bắt đầu đi học.

    • Thuốc. Một số thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc khác có thể góp phần gây táo bón.

    • Dị ứng sữa bò. Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) đôi khi cũng dẫn đến táo bón.

    • Tiền sử gia đình. Trẻ em có thành viên gia đình bị táo bón có nhiều khả năng bị táo bón. Điều này có thể là do các yếu tố di truyền hoặc sống chung với nhau.

    Táo bón kéo dài, đi khám phát hiện ung thư giai đoạn muộn

    Táo bón kéo dài và đi ngoài có máu nhưng ông H. chủ quan không đi khám. Đến khi đau bụng, tắc ruột, ông mới vào viện, phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn.

    Bé 6 tuổi suýt chết vì táo bón

    Chiều 16/3, bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết bệnh viện vừa cấp cứu bé trai 6 tuổi bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nguy kịch do táo bón.

    Tránh táo bón sau sinh với những thói quen đơn giản

    Táo bón sau sinh là nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ, tuy nhiên tình trạng này có thể phòng tránh và cải thiện bằng thói quen uống nhiều nước, bổ sung chất xơ cùng sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên.

    Chọn sữa cho trẻ biếng ăn: Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng

    Chuyên gia dinh dưỡng Vivian Kitum (Kenya) cho biết, cha mẹ nên ưu tiên chọn sữa công thức có chất béo cấu trúc OPO nhằm góp phần giúp trẻ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt, từ đó hạn chế tình trạng biếng ăn, táo bón...

    Bé 2 tuổi phải cắt một đoạn ruột do táo bón thường xuyên

    Bé Khôi thường xuyên khó đi ngoài, gia đình chủ quan nghĩ táo bón sẽ tự khỏi song khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện một đoạn ruột bị phình giãn, phải cắt bỏ.

     

    Bài thuốc đơn giản chữa táo bón, mụn nhọt từ rau mồng tơi

    Ngoài vai trò là một loại rau ăn, mồng tơi cũng là vị thuốc thường dùng trong y học dân gian với công dụng chữa nhiều loại bệnh phổ biến.

    Ăn táo đem lại nhiều lợi ích nhưng có 3 điều cấm kỵ

    Táo có nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, làm đẹp da nhưng bạn không nên ăn cùng hải sản. 

    Thủng ruột vì nuốt chửng lươn sống chữa táo bón

    Một người đàn ông Trung Quốc đã rất đau đớn sau khi nuốt chửng hai con lươn sống để chữa chứng táo bón và viêm tuyến tiền liệt.

    Người đàn ông rách hậu môn, trực tràng do chữa táo bón sai cách

     - Bệnh nhân nhập viện với nhiều vết rách phức tạp ở trực tràng, máu chảy nhiều từ hậu môn.

    Được chẩn đoán táo bón, bé gái 4 tuổi đột ngột tử vong sau vài tuần

    Bé gái đã chết vì ung thư não chỉ vài tuần sau khi các bác sĩ nghĩ rằng bé bị táo bón thông thường.

     

    Tưởng bị táo bón, bác sĩ gắp ra từ ruột bé trai 4 tuổi cả chậu giun

    Các bác sĩ đã tiết lộ những bức ảnh về một chậu giun đang bò lúc nhúc mà họ đã lấy ra khỏi cơ thể của một đứa trẻ 4 tuổi.

     

    Nữ sinh nhập viện vì nghiện trà sữa, bác sĩ cảnh báo khẩn

    Một nữ sinh 14 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện sau 5 ngày bị táo bón nghiêm trọng. Các bác sĩ lên tiếng cảnh báo khẩn sau khi phát hiện thủ phạm gây bệnh cho em.

    Nghiện trà sữa, bé gái 14 tuổi bị hạt trân châu kẹt đầy bụng

    Bác sĩ cũng phải hốt hoảng khi nhìn kết quả chụp chiếu thấy hàng trăm hạt trân châu trong bụng bé gái 14 tuổi mê trà sữa.

    Người đàn ông chết khi đang đi vệ sinh, ruột được giữ ở bảo tàng mãi mãi

    Ngày nay, phần ruột của người đàn ông đang được trưng bày tại Bảo tàng Mutter ở Hoa Kỳ cùng với các lát não của nhà bác học thiên tài Einstein, thu hút hàng triệu người ghé thăm mỗi ngày.

    Người phụ nữ mất 10 năm trí nhớ vì căn bệnh táo bón

    Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ nhận ra ký ức của bệnh nhân có "khoảng trống" nhưng các chức năng não bộ vẫn hoạt động bình thường.

    Cô gái trẻ nhập viện sau khi cố nhịn đi vệ sinh 1 tháng

    Không đi đại tiện trong một tháng trời, cô gái bị táo bón nặng và có nguy cơ mắc bệnh đường ruột nghiêm trọng.

     

    Chọn sữa giúp trẻ tránh táo bón

    Táo bón và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ thường có nhiều nguyên nhân, trong đó sữa mà mẹ chọn cho bé được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu tác động đến tiêu hóa của trẻ.

    Tự chữa táo bón tại nhà, bé trai 4 tuổi nguy kịch

    Thấy con trai bị táo bón lâu ngày, gia đình đun nước lá lộc mại lấy nước uống, hậu quả trẻ đi tiểu cả máu đỏ tươi.

    Trở thành triệu phú sau khi bị... táo bón

    Một phụ nữ tại bang Utah, Mỹ đã trở thành triệu phú sau khi phát minh ra một sản phẩm giúp những người mắc chứng táo bón đại tiện dễ dàng hơn.

    Bác sĩ sốc khi bụng bé 5 tuổi to như thai phụ sắp sinh sau 5 năm táo bón

    5 năm bị táo bón khiến đại trực tràng bé trai bị phình dài, dãn to 20 cm, chứa gần 3 kg phân ứ đọng bên trong, to như thai phụ sắp sinh.