Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể thấy trong đường tiểu từ thận đến niệu quản và ở bàng quang.
Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau. Hầu hết các loại sỏi thận đều tự thoát ra ngoài tự nhiên và có thể khiến người bệnh rất đau. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời sẽ không ra các tổn hại và các biến chứng về sau. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.
Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:
Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.
Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.
Nằm một chỗ một thời gian dài.
Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.
Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...
Triệu chứng sỏi thận có thể bao gồm:
Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.
Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.
Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.
Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.
Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.
Khi gia đình có người mang gen này, sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.
Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.
Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.
Đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Nữ bệnh nhân bị sỏi thận nhưng không điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ mà tự uống thuốc nam. Sáu tháng sau, bà vào viện cấp cứu vì thận đã mất chức năng.
Thực tế hiện nay trên facebook, youtube ngày càng nhan nhản các quảng cáo vi phạm – trong đó quảng cáo về “thần y” chữa bách bệnh, “nhà tôi 3 đời…” đang làm mưa làm gió, náo loạn mạng xã hội.
“Chữa xong sỏi là không cần lo lắng gì nữa” là suy nghĩ nhiều người mắc sỏi. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều bệnh nhân vì chủ quan đã phải chịu hậu quả nặng nề, thậm chí phải cắt bỏ thận do sỏi tái phát sau điều trị.
Nhiều người cho rằng, khi có những triệu chứng khó chịu rõ rệt mới là mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, sỏi có thể có xuất hiện mà không có một dấu hiệu báo trước nào.
TS.BS Lê Sĩ Trung, chuyên gia phẫu thuật tiết niệu cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh sỏi thận bao gồm yếu tố di truyền, rối loạn tiêu hóa và đặc biệt là do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ 25 tuổi, vào viện với lý do đau hông lưng bên trái, thận không sản xuất nước tiểu.
Ngày 29/10, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhân bị ung thư đầu tụy xâm lấn động tĩnh mạch mạc treo tràng trên nền sỏi tụy. Đây là trường hợp đầu tiên tại ĐBSCL.