Rối loạn hoảng sợ

    Rối loạn hoảng sợ là gì? Rối loạn hoảng sợ là bệnh thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Bệnh nhân có cảm giác như mình sắp chết hay cho rằng mình bị nhồi máu cơ tim, phát điên hoặc mất kiểm soát.

    Cơn hoảng sợ thường ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể. Cảm giác lo lắng sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể, không có dấu hiệu báo trước.

    Những triệu chứng của bệnh rối loạn hoảng sợ bao gồm:

    • Nhịp tim và huyết áp tăng

    • Đau ngực và dạ dày

    • Chóng mặt, thở gấp, khó thở hoặc yếu người

    • Toát mồ hôi lạnh

    • Cảm giác lo lắng, tuyệt vọng và suy nghĩ tới các vấn đề xấu xảy ra

    • Cảm giác sắp xảy ra nguy hiểm, sợ mất kiểm soát hoặc tử vong

    • Bồn chồn, đứng ngồi không yên, nói rất nhanh

    • Có thói quen như gỡ ngón tay hoặc ngón chân, siết chặt tay

    Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh rối loạn hoảng sợ nhưng các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa các vùng ở não bộ với cơn sợ hãi, lo âu. Các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và epinephrine) có thể đóng góp vào nguyên nhân của bệnh

    Các cơn hoảng sợ có thể khởi phát đột ngột và không có cảnh báo, nhưng theo thời gian chúng thường được kích hoạt bởi một tình huống cụ thể. Một số yếu tố có thể đóng vai trò kích thích bao gồm:

    • Di truyền học

    • Căng thẳng, nhạy cảm với căng thẳng hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực

    • Một số thay đổi trong cách hoạt động của các bộ phận chức năng não

    • Caffeine, nicotine và các chất khác có thể làm tăng cơn hoảng loạn

    • Các thuốc như steroid, ống xịt thuốc dùng cho bệnh hô hấp, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm cân, thuốc dị ứng, ho và cảm lạnh cũng có thể góp phần gây ra bệnh

    • Rối loạn hoảng sợ thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên, nhưng phổ biến ở lứa tuổi 18-19 và tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn nam giới

    • Người phải chịu quá nhiều áp lực trong cuộc sống

    Người có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ như:

    • Trải qua những đau buồn trong cuộc sống (mất người thân, người yêu,…)

    • Bị tổn thương tâm lý trầm trọng trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục, thân thể hoặc bị tai nạn nghiêm trọng

    • Có những biến cố lớn trong đời như ly hôn hoặc trầm cảm sau sinh

    • Nghiện thuốc lá hoặc lạm dụng caffeine

    • Tiền sử gia đình có người bị cơn hoảng loạn hoặc mắc chứng rối loạn hoảng sợ

    Con phải điều trị tâm lý vì chứng kiến cha mẹ thường xuyên cãi nhau

    Sống trong môi trường cha mẹ thường xuyên cãi nhau, trẻ có thể vô thức cho rằng bạo lực là cách thể hiện tình cảm, kiểm soát hoặc gây sự chú ý.