Mất trí nhớ là một hội chứng bệnh lý về não ngày càng phổ biến hiện nay, nó gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng cao cấp của vỏ não như suy giảm trí nhớ, tư duy, định hướng, nhận biết ngôn ngữ, phán đoán các năng lực học tập, xã hội nhưng ý thức bệnh nhân không bị rối loạn. Những suy giảm này thường tiến triển theo thời gian và khó hồi phục, gây suy sụp đáng kể chức năng trí tuệ cũng như các vận động trong sinh hoạt hàng ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê , hiện trên thế giới có khoảng 35,6 triệu người mắc chứng mất trí nhớ, trong đó chủ yếu là các nước có thu nhập thấp và trung bình. Con số này dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 65,7 triệu người vào năm 2030 và tăng hơn gấp 3 lần lên 115,4 triệu người vào năm 2050.
Bệnh mất trí nhớ này diễn biến ngày càng xấu đi, tuy nhiên vấn đề này nhìn chung vẫn chưa được quan tâm đúng mức, tính tới thời điểm hiện tại chỉ có 1/8 số nước trên thế giới có chương trình quốc gia nhằm giải quyết căn bệnh này. Do đó để giảm gánh nặng của căn bệnh này, WHO đã kêu gọi các nước trên thế giới phải nâng cao khả năng phát hiện sớm, cung cấp những chăm sóc y tế và xã hội cần thiết về chứng mất trí nhớ.
Bệnh mất trí nhớ có nhiều dạng khác nhau,nó được phân loại tùy theo những dấu hiệu, triệu chứng và hậu quả của căn bệnh tác động đến người bệnh, trong đó có mất trí nhớ tạm thời, mất trí nhớ sau sinh (hơn 90% phụ nữ sau sinh mắc bệnh lý này), mất trí nhớ người già,...
Mất trí nhớ tạm thời hay còn gọi là mất trí nhớ ngắn hạn, nó là một cơn mất trí nhớ tạm thời, đột ngột mà không do một tình trạng thần kinh phổ biến nào gây ra, như bệnh động kinh hoặc đột quỵ. Trong cơn mất trí nhớ tạm thời này bệnh nhân không thể nhớ lại các sự kiện vừa mới diễn ra, không thể nhớ mình đang ở đâu hoặc đã đến đó bằng cách nào.
Nguyên nhân mất trí nhớ chủ yếu do:
Bệnh Alzheimer
Đột quỵ nhiều lần ( " mất trí nhớ do mạch máu não")
Rượu
Chấn thương đầu
Các khối u não
Hydrocephalus (nước trên não)
Bệnh Parkinson (nhưng không phải tất cả các bệnh Parkinson đều đưa đến mất trí)
Nhiễm trùng như viêm màng não, AIDS và một số loại vi-rút
Thiếu Vitamin (đặc biệt là vitamin B12)
Xáo trộn nội tiết như một under-gland tuyến giáp đang hoạt động
Trong đó 2 nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh mất trí nhớ hiện nay là Bệnh Alzheimer và Đột quỵ nhiều lần (" mất trí nhớ do mạch máu não").
Triệu chứng mất trí nhớ bao gồm:
Suy giảm trí nhớ: Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, đặc trưng và nổi bật. Suy giảm trí nhớ có thể xuất hiện cấp trong chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não và thường xuất hiện từ từ nhưng có khả năng tiến triển ngày càng nặng trong các bệnh lý thoái triển khác.
Suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác:thường biểu hiện với bệnh lý vong ngôn, vong tri, vong hành và suy giảm một số năng lực khác như suy giảm khả năng tư duy trừu tượng, khả năng sáng tạo, lập kế hoạch hành động; mất khả năng phối hợp, điều hành các hành vi, thực hiện các hoạt động phức tạp trong cuộc sống thường nhật.
Vong ngôn với các triệu chứng nói lặp từ, nói định hình, nói gián tiếp, lời nói mơ hồ, khó khăn trong việc tìm từ, gọi tên đồ vật...; trường hợp nặng có thể mất khả năng nhận thức và đáp ứng bằng ngôn ngữ.
Vong tri với các triệu chứng như suy giảm hoặc mất khả năng nhận ra và gọi tên các đồ vật cũng như các đối tượng quen thuộc.
Vong hành với triệu chứng như không thể làm được các thao tác trong công việc hàng ngày, không vẽ lại được một hình vẽ theo yêu cầu; khó khăn trong việc mặc quần áo, đi giày, chải tóc, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tiểu tiện, đại tiện và một số kỹ năng sống thường ngày.
Giảm hoặc mất khả năng hoạt động nghề nghiệp và giao tiếp xã hội: Đây là hậu quả của triệu chứng suy giảm trí nhớ và suy giảm các khả năng hoạt động nhận thức khác kéo dài.
Các triệu chứng loạn thần với trạng thái hoang tưởng thường gặp, sau đó đến ảo giác: Những hoang tưởng này thường xảy ra không có hệ thống, chỉ lẻ tẻ và nhất thời. Trạng thái tri giác sai thực tại cũng thường hay gặp, nhất là ở những bệnh nhân mất trí Alzheimer.
Các rối loạn cảm xúc: thường gặp là chứng trầm cảm, có khoảng 25% ở các bệnh nhân bị mất trí. Ngoài ra còn có các rối loạn cảm xúc khác như dễ bị kích thích, cáu giận, có cơn kêu khóc qua đêm.
Các rối loạn hành vi: Khi tình trạng bệnh trở nặng, bệnh nhân sẽ bị rối loạn chu kỳ giấc ngủ, đôi khi có các cơn co giật kiểu động kinh, dáng điệu đờ đẫn hoặc nằm một chỗ với tư thế của thai nhi.
Mất trí nhớ có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ nam đến nữ, từ già đến trẻ, tuy nhiên nó thường xảy ra ở người già và phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Một số đối tượng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ bao gồm:
Phổ biến nhất là những người trên 65 tuổi (bệnh lý mất trí nhớ người già), đôi khi nó vẫn có thể gặp ở những người trẻ hơn từ 30 đến 50 tuổi.
Người lạm dụng bia rượu, stress.
Bệnh nhân bị chấn thương não, tai biến mạch máu não,...