Gout (gút)

    Bệnh gout là gì?

    Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

    Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Bệnh gout có nguy hiểm không?

    Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

     

    Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.

    • Giai đoạn 2: nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.

    Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.

    • Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.

    Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

    Triệu chứng bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gút thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

    Các triệu chứng chính của bệnh bao gồm:

    • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy

    • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào

    • Khớp sưng đỏ

    • Vùng xung quanh khớp ấm lên

    Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1–2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.

    Nếu người bị bệnh gout không dùng thuốc trị gout thường xuyên, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.

    • U cục tophi: bệnh này đặc trưng bởi sự tích tụ tinh thể dưới da. Thông thường, các khối này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tai. Nếu không được xử lý đúng cách thì u tophi sẽ ngày càng lớn hơn.

    • Tổn thương khớp: nếu người bệnh không dùng thuốc trị gout, khớp có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

    • Sỏi thận: nếu không điều trị gout đúng cách, các tinh thể acid uric không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn tích tụ trong thận gây ra sỏi thận.

    Tỷ lệ mắc bệnh gout là khoảng 1/200 người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, nam giới từ 30–50 tuổi và phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh thường mắc bệnh này nhiều hơn. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em.

    Các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

    • Chế độ ăn quá nhiều đạm và hải sản

    • Tuổi tác và giới tính: bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nam giới và người lớn tuổi

    • Uống nhiều bia trong thời gian dài

    • Béo phì

    • Gia đình có người từng bị gout

    • Mới bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật

    • Tăng cân quá mức

    • Tăng huyết áp

    • Chức năng thận bất thường

    • Sử dụng một số loại thuốc có thể là nguyên nhân làm tích tụ axit uric trong cơ thể như: Aspirin, Thuốc lợi tiểu, Thuốc hóa trị liệu, Các loại thuốc có thể làm suy giảm hệ miễn dịch như cyclosporine

    • Từng mắc các bệnh như đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, bệnh tim, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, bệnh truyền nhiễm, tăng huyết áp

    • Mất nước

    Nguyên nhân bệnh gout gồm hai nguyên nhân chính: nguyên phát (đa số các trường hợp) và thứ phát

    Nguyên phát:

    95% các trường hợp xảy ra ở nam giới, độ tuổi thường gặp là 30-60 tuổi.

    Chưa rõ nguyên nhân.

    Chế độ ăn thực phẩm có chứa nhiều purin như: gan, thận, tôm, cua, lòng đỏ trứng, nấm… được xem là làm nặng thêm bệnh.

    Thứ phát

    Do các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền): hiếm gặp.

    Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric hoặc cả hai:

    • Suy thận và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc acid uric của cầu thận
    • Các bệnh về máu: bệnh bạch cầu cấp
    • Dùng thuốc lợi tiểu như furosemid, thiazid, acetazolamid, …
    • Sử dụng các thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính
    • Dùng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid, …

    Mặt, chân biến dạng vì thói quen dùng thuốc nhiều người Việt mắc phải

    Để giảm triệu chứng của bệnh gout, cụ ông ở Quảng Bình thường xuyên mua thuốc nam không rõ nguồn gốc về sử dụng.

    ‘Căn bệnh nhà giàu’ gây đau đớn sau bữa tiệc bia, hải sản

    Bệnh gout (gút) ngày càng gia tăng, đặc biệt ở nam giới. Người mắc hay bộc lộ triệu chứng khi hấp thụ quá nhiều chất đạm như thịt cá nên gout được gọi là bệnh 'nhà giàu'.

    Bia và hải sản: Ngon miệng nhưng nguy cơ gây căn bệnh đau đớn

    Trong bia và hải sản có nhiều chất purin, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến mắc bệnh gout.

    Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

    Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

    Ai không nên ăn nội tạng của lợn?

    Nội tạng động vật là một trong những thực phẩm mà người bị cơn gout cấp cần tránh.

    7 quan niệm sai lầm về bệnh gout

    Gout là bệnh lý viêm khớp thường gặp, đặc biệt là ở đàn ông ngoài tuổi 40. Nếu không được điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Bệnh gút ngày càng gia tăng, bác sĩ chỉ ra 5 nguyên nhân gây mắc

    Môi trường sống, điều kiện sinh hoạt thay đổi, nhiều loại bệnh tưởng chừng chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, nay có xu hướng gia tăng, trẻ hóa. Gút (gout) là một trong số những bệnh đó.

    Bị bệnh gout có cần kiêng tuyệt đối protein từ thịt, cá, trứng?

    Rất nhiều người bệnh gout (gút) cho rằng cần tuyệt đối kiêng ăn các sản phẩm cung cấp protein, nên ăn chay để không tăng acid uric, tránh tái phát các cơn gout cấp. Điều này có đúng?

    Không nên ăn gì khi mắc bệnh gout?

    Người bệnh có cân nặng từ 60 kg trở lên cần hạn chế ăn thịt, tôm, cá, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương, các thực phẩm chiên rán, nhiều mỡ động vật.