Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như:
Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
Người lớn trên 65 tuổi
Người bệnh ở viện dưỡng lão
Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần sau sinh
Những người có hệ miễn dịch yếu
Những người mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.
Nguyên nhân của bệnh cúm là do Vi rút cúm (Influenza virus), virus này liên tục biến thể với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Vỏ của vi rút có bản chất là glycoprotein gồm 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) có 15 loại và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase) có 9 loại. Khi tổ hợp của các kháng nguyên này sắp xếp khác nhau tạo nên các phân týp khác nhau của vi rút cúm A. Trong quá trình lưu hành, 2 kháng nguyên H và N luôn luôn biến đổi, đặc biệt là kháng nguyên H. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Khi những biến đổi nhỏ và dần dần tích tụ lại thành những biến đổi lớn, tạo nên týp kháng nguyên mới, đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng vi rút cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
Các yếu tố có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh cúm hoặc các biến chứng của nó bao gồm:
Tuổi tác. Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ mắc cao
Điều kiện sống hoặc làm việc. Những người sống hoặc làm việc ở những nơi đông người như viện dưỡng lão hoặc doanh trại quân đội... có nhiều khả năng bị cúm.
Hệ thống miễn dịch suy yếu. Phương pháp điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, corticosteroid và HIV/AIDS có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, khi cơ chế bảo vệ cơ thể bị yếu thì dễ dàng mắc bệnh cúm hơn và làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng của cúm.
Bệnh mãn tính như hen suyễn, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng phát triển các biến chứng cúm, đặc biệt là trong 6 tháng sau của thai kỳ.
Béo phì (BMI >40 trở lên).
Ban đầu, cúm có vẻ giống như cảm lạnh thông thường với sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Nhưng cảm lạnh thường phát triển chậm, trong khi cúm có xu hướng xuất hiện đột ngột. Người dân hay gọi là bệnh cảm cúm, tuy nhiên 2 căn bệnh này khác nhau nhưng do dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng khá giống nhau, thường thì người bệnh tự điều trị theo kinh nghiệm truyền miệng mà ít khi đi đến bệnh viện.
Bệnh nhi trải qua 90 ngày giành giật mạng sống vì nhiễm cúm B và vi khuẩn đa kháng thuốc. Nhiều lần, gia đình trẻ xin đưa con về nhà vì tình trạng quá nặng, nhưng các y bác sĩ đã không từ bỏ.
Thông tin virus cúm B khiến hàng trăm trẻ một huyện ở Bắc Kạn ốm, sốt, phải nghỉ học khiến nhiều người lo lắng. Chuyên gia cho biết phần lớn trẻ mắc cúm B nhẹ tự khỏi, tuy nhiên virus có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi, bội nhiễm, viêm cơ tim.
Đến hết ngày 28/10, chỉ còn 46 trẻ ốm, sốt còn điều trị ở Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn. Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn khẳng định tình hình dịch cúm B tại đây "cơ bản được kiểm soát".
736 học sinh ở một huyện tỉnh Bắc Kạn bỗng nhiên sốt cao, viêm đường hô hấp trên, 1 bé gái 8 tuổi tử vong. Kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu dương tính với cúm B.