Các tác phẩm trong triển lãm Ngộ 2024 lấy cảm hứng từ những cô gái phương Đông và văn hóa truyền thống Việt Nam, cùng tâm trạng của chính hoạ sĩ Như Ngọc trong giai đoạn khó khăn của cuộc hôn nhân. 

W-0fefea2a155aad04f44b.jpg
Hoạ sĩ Như Ngọc bên tác phẩm được trưng bày tại triển lãm "Ngộ 2024".

Tốt nghiệp cử nhân thiết kế đồ họa Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, là thạc sĩ Mỹ thuật ứng dụng - Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, Như Ngọc tưởng như đã yên ổn với công việc giảng viên tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á nhưng đam mê hội hoạ đã thôi thúc cô cầm cọ trở lại. 

Vẽ tranh với Như Ngọc không chỉ là sáng tạo nghệ thuật, mà còn là sự giải tỏa tâm trí để được bay bổng, thảnh thơi thoát khỏi cuộc sống đang rối bời.

28452b75d3056b5b3214.jpg
Tác phẩm “Hoa” với bóng dáng của một thiếu nữ mộng mơ, duyên dáng.

Mỗi tác phẩm ra đời là một câu chuyện diễn tả thế giới nội tâm của Như Ngọc. Vì vậy, cô chọn tranh lụa - một chất liệu mềm mại, uyển chuyển và thuần khiết để giãi bày cảm xúc và tâm hồn. 

Vẽ tranh lụa đòi hỏi họa sĩ có sự khéo léo và kiên trì nhất định. Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung thật chuẩn. Để lụa không bị trùng, bị xô cũng là thử thách với bà mẹ một con bận rộn và giảng viên ít phải lao động chân tay. Nhưng tình yêu nghệ thuật và lửa nghề giúp cô có được sự đồng hành của những người bạn cùng đam mê.

7a7a51b9a9c9119748d8.jpg
Tác phẩm “Hương”.

Như Ngọc đã dùng cọ giải tỏa những tâm tư rối bời, để tìm cho mình một lối thoát thật nhẹ nhàng xoa dịu tâm hồn đang cuộn sóng. Tranh lụa của cô sử dụng bảng màu trong trẻo và êm dịu nhưng lại diễn tả được các cung bậc cảm xúc hỉ - nộ - ái - ố.

Để được cầm cọ sáng tác lại khi đã là vợ, là mẹ, là giảng viên, Như Ngọc phải vượt qua rất nhiều khó khăn tưởng như trói buộc.

z5965454757248_142f81a492a634832424d0586907e918.jpg
Tác phẩm “Em”.

Nữ hoạ sĩ chia sẻ: “Từ khi còn là sinh viên, tôi đã chọn lụa là chất liệu chủ yếu trong sáng tác hội hoạ. Nhưng tôi chỉ thực sự chú tâm vào sáng tác mấy năm gần đây. Khi sinh con gái đầu lòng được 4 tháng, tôi bắt đầu cầm cọ như một cách giải tỏa buồn bực, khó khăn trong cuộc sống".

z5965454757255_118af3a6e3b604df3644b92270aa5c1a.jpg
Tác phẩm “Tơ”.
z5965454757249_87adadfa273f6f3bd6d8c381c848818f.jpg
Tác phẩm "Hoạ".

Ảnh: NVCC