Ngày 17/5, tại nhà thi đấu Quận Tây Hồ - Hà Nội đã diễn ra vòng chung kết Cuộc đua số 2017 – 2018. Đây là cuộc thi lập trình xe tự hành đầu tiên tại Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức.

Tham dự vòng chung kết Cuộc đua số gồm 8 đội thi đến từ 6 trường đại học trên nước (Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH FPT, ĐH Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH CNTT – ĐHQG TPHCM. Sự kiện có sự góp mặt lãnh đạo Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện các doanh nghiệp và hơn 1.000 sinh viên.

Đội đạt giải Nhất sẽ nhận được tổng giá trị phần thưởng là 450 triệu đồng, trong đó có 1 chuyến thăm quan và trải nghiệm trong vòng 1 tuần tại Nhật Bản, được FPT Software tuyển thẳng vào làm theo lĩnh vực mà cá nhân mong muốn.

{keywords}
Vòng chung kết cuộc thi lập trình xe tự hành với tên gọi Cuộc đua số vừa được tổ chức tối 17/5 tại Hà Nội.

Trải qua 6 tháng luyện tập và thi đấu tại Cuộc đua số 2017 - 2018, các bạn sinh viên đã từng bước chinh phục các bài toán công nghệ của xe tự hành với mức độ khó tăng dần. Ban đầu, các thí sinh được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo, sau đó được hướng dẫn thực hành trên xe ô tô mô hình có kích thước bằng 1/10 xe thật.  

{keywords}
Cuộc đua số là sân chơi cho các bạn sinh viên khối ngành kỹ thuật tại Việt Nam.
{keywords}
Tại đây, các bạn sinh viên sẽ phải tự mình lập trình chiếc xe tự hành để chúng có thể nhân biết được các biển báo hiệu và tự di chuyển theo làn đường. 

Ở vòng bán kết, xe do các bạn sinh viên lập trình mới chỉ có khả năng di chuyển trên đường có làn, xác định và tránh được vật cản; nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái và rẽ phải. Sang đến vòng chung kết, xe của các đội đã có thể đi trên các đường có địa hình phức tạp như có hàng đinh, có vạch kẻ đường hoặc kẻ nét đứt…; ngoài biển rẽ trái hoặc phải, xe có thể nhận biết thêm biển dừng lại. Đặc biệt, các biển báo tự động thay đổi ngẫu nhiên qua từng lượt chạy để đảm bảo chính xác khả năng nhận biết biển báo của từng đội.

{keywords}
Các thử thách được ban tổ chức đưa ra ở mức độ cao, hệ thống các biển báo có khả năng tự động đổi hưởng sau mỗi vòng xe chạy. 
{keywords}
Việc đưa chiếc xe đi đúng làn đường và nhận biết các chướng ngại vật là những thử thách không nhỏ đối với các bạn sinh viên. 
{keywords}
Tại đây, các bạn sinh viên không chỉ cần có những kiến thức tốt về lập trình mà còn phải có tinh thần làm việc nhóm. 

“Các môn học trong nhà trường hiện phần lớn vẫn chỉ là lý thuyết. Cuộc đua số chính là động lực để bọn em phải tìm hiểu về các công nghệ mới như xử lý ảnh, học sâu, trí tuệ nhân tạo...”, sinh viên Nguyễn Minh Châu, thành viên đội UET Fastest đến từ Đại học Công nghệ, ĐH QG Hà Nội chia sẻ.

{keywords}
Niềm vui của người chiến thắng sau những gì phút thi đấu căng thẳng.
{keywords}
Ở đâu đó là nỗi buồn của người thất bại. Với các bạn sinh viên, đây chỉ là những thử thách đầu tiên để bắt đầu với công nghệ automotive.

Với sự dịch chuyển chủ yếu sáng tạo từ phần cứng lên 90% thuộc về phần mềm, ô tô sẽ là một trong những ngành có sự thay đổi mạnh mẽ nhất trong cuộc cách mạng 4.0. Trong xu thế đó, Việt Nam không chỉ là nguồn cung cấp nhân lực công nghệ trẻ cho cuộc cách mạng 4.0 mà sẽ trở thành trung tâm của ngành công nghiệp phần mềm ô tô toàn cầu.

{keywords}
Nhà vô địch của cuộc thi sẽ nhận được tổng giá trị phần thưởng là 450 triệu đồng, trong đó có 1 chuyến thăm quan và trải nghiệm trong vòng 1 tuần tại Nhật Bản.

Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT nhận định: “Sinh viên Việt Nam có khả năng học hỏi và nắm bắt công nghệ rất nhanh. Cuộc đua số sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian thực hành và phát triển công nghệ xe tự hành do được thừa hưởng mã nguồn mở từ các thí sinh năm trước. Tôi tin rằng từ Cuộc đua số, sẽ có nhiều bạn sinh viên trở thành lực lượng nòng cốt, tiên phong tham gia chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam có vị trí xứng đáng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Trọng Đạt

FPT tổ chức thi lập trình xe tự hành, giải thưởng 450 triệu

FPT tổ chức thi lập trình xe tự hành, giải thưởng 450 triệu

20 đội xuất sắc của vòng thi trường sẽ được tham gia khóa học Kỹ sư lập trình nhúng theo chuẩn châu Âu trị giá 2.000 USD.

Ô tô tự lái: Xu hướng công nghệ mới ở Việt Nam

Ô tô tự lái: Xu hướng công nghệ mới ở Việt Nam

Những chiếc xe tự hành có khả năng tự di chuyển, tránh chướng ngại vật trên đường mà không cần sự can thiệp của người ngồi trên ghế lái.

Đến thời ô tô tự lái tràn ra phố: Dân Việt ai dám đi?

Đến thời ô tô tự lái tràn ra phố: Dân Việt ai dám đi?

Bằng những đột phá khoa học, 2 năm nữa ô tô tự lái sẽ bùng nổ và 10 - 20 năm nữa sẽ ra đường. Nhưng với thực tế giao thông Việt Nam, liệu ai dám dùng loại xe này.

Ô tô tự lái 'made in Vietnam' thử nghiệm thành công

Ô tô tự lái 'made in Vietnam' thử nghiệm thành công

Chiếc xe tự lái của một nhóm kỹ sư Việt đã thử nghiệm thành công trong khu vực biệt lập với đường giao thông. Chiếc xe có thể tự đánh lái tránh chướng ngại vật.