Nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn
Công ty FrieslandCampina Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty Giấy Đồng Tiến Bình Dương và công ty Cơ khí Xây dựng Trường Thịnh, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì. Đây là bước đi tiên phong trong việc thực thi nghị định Trách nhiệm mở rộng của Nhà sản xuất (EPR - Extended Producer Responsibility) có hiệu lực từ 1/1/2024.
Việt Nam nằm trong 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình thế giới. Trung bình mỗi ngày có hơn 120.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam và lượng chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị lớn tăng 16%/năm. Nếu không được thu gom, phân loại và tái chế đúng cách, ngoài việc gây ra các tác hại đến môi trường đất, nước, không khí thì rác thải rắn còn gây thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị và thiệt hại về kinh tế.
Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ rất hiệu quả trong quản lý rác thải. Trong đó, các nhà sản xuất và nhập khẩu được yêu cầu có trách nhiệm về môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm hay hàng hóa, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ. Vì thế mà EPR được xem là động lực để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Chính sách này đã được thực hành ở nhiều quốc gia châu Âu và đem lại nhiều kết quả tích cực.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á áp dụng công cụ EPR như là một quy định bắt buộc, bằng việc thể chế hóa trách nhiệm này của nhà sản xuất/nhập khẩu tại Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và được cụ thể hóa trong Nghi định 08/2022/ND-CP.
Tuy nhiên, để thực thi quy định này, Việt Nam hiện phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức, năng lực thu gom tái chế cần được giải quyết vì nhiều nguyên nhân khác nhau như vấn đề vận hành, vận chuyển, phương tiện…
FrieslandCampina - tập đoàn sở hữu thương hiệu Sữa Cô Gái Hà Lan, Friso, Yomost… toàn cầu đặt “Bao bì bền vững” là 1 trong 6 trọng tâm của chiến lược Phát triển bền vững của tập đoàn, với mục tiêu cụ thể là tới năm 2030, 100% tương ứng lượng bao bì công ty sử dụng và sản xuất sẽ được thu gom và tái chế.
Mở rộng năng lực thu gom tái chế bao bì
Để theo đuổi mục tiêu này, ngay từ năm 2019, FrieslandCampina Việt nam đã cùng 8 công ty khác tại Việt Nam đồng sáng lập Liên minh Bao bì Tái chế Việt nam (PRO Việt Nam) với sứ mệnh nâng cao năng lực thu gom tái chế của các thành viên trong liên minh, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vì một Việt Nam Xanh, Sạch, Đẹp.
Hiện nay, 95% bao bì của FrieslandCampina Việt Nam đã là bao bì có khả năng tái chế, trong đó có bao bì giấy nâu thân thiện môi trường làm bằng chất liệu PE sinh học (Bio-PE) có nguồn gốc từ bã mía của nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan được đưa ra thị trường vào giữa năm 2022.
Ngay từ đầu năm 2023 thông qua PRO Việt Nam, FrieslandCampina đã thực hiện thu gom và tái chế bao bì ngay trước khi qui định EPR đi vào hiệu lực, thể hiện cam kết mạnh mẽ của công ty trong mục tiêu tiên phong thực hiện trách nhiệm mở rộng của mình.
Hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương và Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Trường Thịnh, FrieslandCampina Việt Nam nhằm mục tiêu nâng cao năng lực thu gom và tái chế bao bì rác thải, với hai nội dung hợp tác: Xây dựng hình mẫu về mô hình hợp tác giữa nhà sản xuất, đơn vị thu gom và đơn vị tái chế bao bì, nhằm nâng cao năng lực của các bên, tạo dựng cơ sở triển khai trên diện rộng với sự tham gia của nhiều đối tác liên quan trên cả nước; và tăng cường quan hệ hợp tác giữa các bên, trong đó có việc trợ giúp kỹ thuật trong công tác đảm bảo An toàn - Sức khỏe - Môi trường và cải thiện sức khỏe dinh dưỡng cho người lao động của đối tác.
Ông Richard Kiger - Tổng Giám đốc FrieslandCampina Việt Nam chia sẻ: “Gần 30 năm hoạt động tại Việt Nam, FrieslandCampina tự hào là một những công ty tiên phong thực hiện chiến lược phát triển bền vững tại Việt nam. Chúng tôi rất hân hạnh cùng các doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong việc giải quyết các thách thức về rác thải bằng mô hình kinh tế tuần hoàn”.
Bích Đào