Cùng là Coca-Cola nhưng người ta nhìn thấy những hình ảnh khác nhau tại Việt Nam trước và sau năm 2012 khi công ty này thực hiện những thay đổi lớn về môi trường làm việc.

Sự thay đổi ít người biết

Việc thay đổi nhân sự cấp cao lẽ ra là rất bình thường với một công ty nước ngoài nhưng năm 2012 tại Coca-Cola Việt Nam là một bước ngoặt.

Năm 2012 có thể coi là thời điểm khó khăn nhất của Coca-Cola tại Việt Nam. Một sự thay đổi “nhỏ” đã diễn ra, Coca-Cola Việt Nam thay đổi Tổng giám đốc. Việc thay đổi nhân sự cấp cao này lẽ ra là rất bình thường với một công ty nước ngoài nhưng thời điểm đó tại Coca-Cola Việt Nam là một bước ngoặt.

Thực chất, công ty này không chỉ thay đổi CEO mà còn thay đổi cả chủ sở hữu. Trước đó, công ty mang tên Coca-Cola có chủ sở hữu tại Việt Nam là một tập đoàn của Nam Phi. Trên khắp thế giới, Tập đoàn Coca-Cola (Mỹ) không trực tiếp kinh doanh ở nhiều quốc gia mà chủ yếu bán “nước cốt” (nguyên vật liệu đầu vào) cho các đối tác đóng chai.

Riêng tại Việt Nam, do đối tác đóng chai làm ăn không hiệu quả nên Tập đoàn của Mỹ đã mua lại cổ phần để tái cấu trúc và trực tiếp kinh doanh. Tuy nhiên, đây là những chi tiết mà công ty tại Việt Nam không hề công bố.

{keywords}
 Hệ thống xử lý nước thải tiên tiến với công nghệ xử lý màng sinh học (MBR) cho chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn A.

Cùng với việc thay chủ sở hữu và CEO, hoạt động của Coca-Cola Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt. Đầu tiên là việc nhà ăn và toilet ở các nhà máy của công ty này được xây dựng lại với tiêu chuẩn quốc tế. Khẩu phần bữa ăn trưa của công nhân cũng được tăng lên, còn chất lượng được kiểm soát đúng theo chuẩn của Mỹ.

Đội ngũ bán hàng của Coca-Cola được giải phóng khỏi việc ghi chép và đống giấy tờ lộn xộn mà thay bằng một chiếc iPad kết nối 3G, với tất cả các chỉ thị, dữ liệu, báo cáo đều online. Hàng chục nghìn chiếc tủ lạnh trị giá nhiều triệu USD cũng được công ty này đầu tư mới để đặt tại các điểm bán lẻ trên khắp đất nước.

Và một thay đổi quan trọng khác là công ty này chi hàng triệu USD để cử hàng trăm nhân viên Việt Nam ra nước ngoài đào tạo các khóa học về quản lý của tập đoàn. Chỉ một thời gian không lâu sau đó, Coca-Cola Việt Nam có hàng nghìn nhân viên nhưng chỉ còn 2 người nước ngoài là CEO và Giám đốc tài chính.

Sau 3 năm kể từ khi Vamsi Mohan tới Việt Nam, Coca-Cola xoá hết khoản lỗ luỹ kế 3.768 tỷ đồng. Và trong 5 năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty tăng trưởng rất nhanh chóng. Kể từ khi có lãi vào năm 2015, Coca-Cola Việt Nam đã có mặt trong bảng xếp hạng 100 Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, và là 1 trong 4 công ty Phát triển bền vững nhất tại Việt Nam do VCCI bình chọn.

{keywords}
Đầu tư phát triển nguồn lực là một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của Coca-Cola Việt Nam

Mới đây, Coca-Cola đã đứng vị trí đầu bảng trong danh sách 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất năm 2017 từ chương trình khảo sát thường niên do CareerBuilder Việt Nam tổ chức.

 “Global brand, local stand” và câu chuyện phát triển bền vững

Chia sẻ về môi trường làm việc tại Coca-Cola Việt Nam, bà Lê Từ Cẩm Ly - Giám đốc Đối ngoại và pháp lý khu vực Đông Dương nhấn mạnh: “Chúng tôi là một công ty Việt Nam, chỉ có thương hiệu và chất lượng sản phẩm của Mỹ thôi”, đồng thời tổng kết “Global brand, local stand”.

Tại công ty này, yếu tố văn hoá Mỹ chiếm ưu thế và có những ảnh hưởng khác biệt. Ở khối văn phòng, tất cả đều làm việc trong không gian mở, không ai có phòng riêng, trừ CEO. Thêm nữa, ở đây không có hệ thống thứ bậc theo thâm niên mà mọi người đều được đánh giá căn cứ vào kết quả công việc và “chiến công” được tạo ra.

Trong giai đoạn phát triển mới, việc cải thiện môi trường làm việc tại Coca-Cola Việt Nam không chỉ hướng vào những nhân tố nội bộ mà còn là việc hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng. Thành công trong việc áp dụng công nghệ số để phục vụ khách hàng (đặc biệt trong công tác bán hàng), công ty này đã tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ các DNVVN, phụ nữ… về số hoá trong kinh doanh với triết lý “không để ai bỏ lại phía sau trong thời đại 4.0”.

Chia sẻ về chiến lược đầu tư phát triển bền vững tại Việt Nam, ông Sanket Ray, Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam nhấn mạnh: “Bằng cách phát triển bền vững, không ngừng nỗ lực đóng góp vào những ưu tiên của Chính phủ, Coca-Cola không chỉ tạo nền tảng vững chắc cho thành công của mình mà còn đem đến những giá trị thiết thực và cuộc sống tốt đẹp hơn cho cộng đồng, cho đất nước Việt Nam”.

{keywords}
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và TS. Vũ Tiến Lộc trao chứng nhận doanh nghiệp bền vững cho đại diện Coca-Cola Việt Nam

Theo đó, trong chiến lược phát triển bền vững của mình, Coca-Cola Việt Nam còn tập trung vào 4 mục tiêu trọng điểm về nước sạch, phụ nữ, nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng, quản lý rác thải nhựa và tái chế. Công ty này đã cùng các đối tác phát động sáng kiến “Zero Waste to Nature” (Tạm dịch: Không xả thải ra thiên nhiên) hướng đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh từ chất thải nhựa và xây dựng lộ trình để hình thành và thúc đẩy các mô hình kinh doanh bền vững…

Về quản lý nguồn nước và bảo tồn hệ sinh thái, Coca-Cola đã hợp tác cùng WWF trong dự án khu bảo tồm Tràm Chim, các dự án hợp tác với CEFACOM,… Trong đó, sáng kiến EKOCENTER đã cung cấp hơn 3 triệu lít nước sạch cho người dân tại 9 tỉnh/thành trên toàn quốc.

{keywords}
 Người dân Hạ Long hồ hởi đón nước sạch từ EKOCENTER

“Việc chung tay cùng thực hiện các dự án cho cộng đồng như trung tâm EKOCENTER tại các tỉnh thành trên toàn quốc cũng là một giá trị khác biệt, giúp cho các Coker cảm thấy tự hào hơn về công việc của mình tại đây”, bà Lê Từ Cẩm Ly chia sẻ.

Vũ Minh