{keywords}

{keywords}

{keywords}

Vịt Uyên ương đực có vẻ bề ngoài bắt mắt, với mỏ màu đỏ, vệt lông hình lưỡi liềm lớn màu trắng phía trên mắt và mặt đỏ cùng "ria". Ngực màu tía với hai sọc trắng theo chiều dọc, hai hông hung hung đỏ, với hai cụm lông giống như hai lá buồm màu da cam ở lưng

Trong khi đó vịt cái có một màu sắc kém bắt mắt hơn, với một bộ lông giúp chúng ngụy trang tốt trong môi trường tự nhiên. Đôi mắt của vịt cái nổi bật với một vòng lông trắng bao quanh mắt.

{keywords}

{keywords}

Cũng giống như những loài thủy cầm khác, vịt uyên ương đực sẽ thay lông sau mùa giao phối. Bộ lông sặc sỡ sẽ không mọc lại ngay lập tức mà vịt đực sẽ khoác lên mình một bộ lông màu nâu hoặc xám, trông giống như những con vịt cái khác.

Thông thường để phân biệt chúng vào thời điểm này bạn có thể nhìn vào chiếc mỏ màu đỏ đặc trưng mà con cái không có.

{keywords}

{keywords}

Vịt uyên ương có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và miền đông nước Nga. Nhưng việc phá hủy môi trường sống đã làm giảm đáng kể số lượng vịt uyên ương ở những khu vực này và vịt uyên ương đang có xu hướng phát triển mạnh ở bên ngoài khu vực bản địa. Một số quần thể lớn loài vịt xinh đẹp này đã được tìm thấy trên khắp Châu Âu và ở Hoa Kỳ.

{keywords}

{keywords}
{keywords}

Vịt Uyên ương nổi tiếng cả đời chỉ 'một vợ một chồng'. Loài vịt này chỉ chọn một người bạn đồng hành và chung sống suốt đời. Chính vì vậy, vịt uyên ương đã trở thành biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy trong nền văn hóa Đông Á. Cặp tượng vịt uyên ương thường được tặng cho các cặp đôi mới cưới như một vật phẩm phong thủy để duy trì một mối quan hệ lâu dài.

{keywords}

{keywords}

Mặc dù có một bộ lông sặc sỡ để thu hút bạn tình nhưng những chú vịt đực vẫn phải nỗ lực để có thể tán tỉnh vịt cái. Những con đực sẽ rỉa lông, phồng mào lên cao đồng thời khoe bộ lông “cánh buồm” rực rỡ, ngoài ra chúng còn kết hợp cùng với những tiếng huýt sáo đặc trưng.

{keywords}

{keywords}

Mặc dù chung sống như một cặp vợ chồng, nhưng cặp vịt uyên ương không đảm nhận nhiệm vụ nuôi dạy con cái giống nhau. Con đực sẽ bên cạnh con cái trong khoảng thời gian ấp trứng, khi trứng nở, vịt mẹ sẽ tự nuôi từ 9 đến 12 con vịt con.

{keywords}

{keywords}

Vịt mẹ sẽ làm tổ và đẻ trứng vào các hốc trên cây cách mặt đất tới 30m và gần với nguồn nước. Ngay sau khi vịt con nở ra, chúng chỉ được ngủ đúng một đêm trong tổ, sáng hôm sau vịt mẹ bay xuống, cố gắng khích lệ đàn con nhảy ra khỏi tổ để nhanh chóng tìm đến hồ nước để kiếm ăn. Mặc dù chưa biết bay, những những chú vịt con đã phóng mình ra khỏi tổ và rơi tự do xuống đất.

 Xem video cú phi thân đầu đời của vịt con:

 Tuấn Anh (Theo Treehugger)