Những bà mẹ đang “vật lộn” với con hàng tiếng mỗi bữa ăn chỉ vì 5-10ml sữa hay vì 1-2 thìa cơm cháo sẽ nghĩ khác khi biết điều này!

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhiệm vụ ăn uống để phát triển gần như là công việc quan trọng nhất mà các bé cần “hoàn thành tốt”. Trong quá trình lớn lên của trẻ, hệ tiêu hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hệ tiêu hoá khoẻ mạnh sẽ giúp bé hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, duy trì sức khoẻ và tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng cũng như não bộ.

Hệ tiêu hoá quan trọng là vậy. Thế nhưng vẫn có rất nhiều bà mẹ Việt duy trì các kiến thức, quan niệm cổ hủ và chưa thực sự hiểu biết sâu sắc về hệ tiêu hoá của trẻ, từ đó dẫn đến những cảnh nhồi nhét, ép con ăn một quá quá đà và vô lý.

Những bà mẹ đang “vật lộn” với con hàng tiếng mỗi bữa ăn chỉ vì 5-10ml sữa hay vì 1-2 thìa cơm cháo sẽ nghĩ khác khi biết những “sự thật giật mình” về kích thước dạ dày trẻ.

Kích thước thật sự của dạ dày trẻ

Trẻ nhỏ khi mới sinh ra kích thước dạ dày không to hơn một hạt đậu, nó chưa giãn nở tốt và thậm chí chỉ chứa được 7-13ml sữa/lần vào ngày đầu tiên. Số sữa này tương đương đúng bằng lượng sữa non quý giá mới tiết ra của mẹ. Vì vậy, hãy cứ cho con ăn ít một, không cần bù thêm sữa công thức và cũng đừng lo trẻ đói.

{keywords}

Minh hoạ kích thước dạ dày trẻ sơ sinh

3 – 6 ngày sau sinh, kích thước dạ dày trẻ to bằng một quả nho, có thể chứa được 30-60ml một lần ăn.

6 tháng tuổi, dạ dày bé mới phát triển kích thước bằng một quả dâu tây, chưa được 60-90ml/cữ

6 tháng – 1 tuổi dạ dày mới tương đương quả bưởi nhỏ.Trẻ nhỏ từ 6-11 tháng tuổi có dung tích dạ dày nhỏ hơn 5 lần so với người trưởng thành. Nếu một người trưởng thành có thể ăn vào được một lượng thức ăn có thể tích 1300ml thì dạ dày em bé chỉ có thể chứa được một lượng thức ăn khoảng 200 -250ml (tương đương 1 chén cơm).

Mỗi em bé có một nhu cầu lượng ăn riêng

Điều thú vị nhất ở đây là dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày người lớn 5 lần nhưng vi chất dinh dưỡng cần bổ sung lại cao hơn người lớn 3-5 lần tính trên mỗi cân nặng của bé. Chính vì vậy, một em bé sơ sinh ngày đầu tiên sẽ ăn 8-12 lần trong vòng 24 giờ, có nghĩa là bé nên được cho ăn khoảng 1-3 giờ/cữ và một em bé đang độ tuổi ăn dặm nên ăn ít nhưng đủ chất và chia làm 2-3 bữa nhỏ trong ngày.

Một số bà mẹ hay phàn nàn rằng “tại sao cùng tháng cùng ngày tuổi nhưng con tôi lại ăn ít hơn “con nhà người ta”. Thực tế, mỗi bé có một cơ thể khác nhau, một nhu cầu ăn khác nhau và một tốc độ tăng trưởng khác nhau. Chính vì vậy, các bà mẹ không nên nhìn tháng tuổi của con để quyết định số lượng sữa, cháo bé ăn mà nên dựa vào chính nhu cầu và khả năng của con để quyết định.

Cách xác định con ăn đã đủ no

Lượng sữa trẻ cần ăn mỗi ngày chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bé đã từ chối không ăn nữa, mẹ không nên ép con. Nếu bé vẫn còn khóc, mẹ vẫn cần cho con ăn thêm. Vậy, làm thế nào để xác định con đã ăn đủ no?

- Nếu bé bú sữa mẹ, trong 24 tiếng bé tà 6 lần tức là con đã ăn đủ. Nếu số lần đi tiểu trong 24 tiếng ít hơn 5 lần, nó cho thấy bé đang thiếu sữa, không ăn đủ.

- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ăn đủ thì phân sẽ mềm như bơ, đi ngoài 2-4 lần một ngày.

- Những thay đổi trong cân nặng của trẻ cũng cho thấy bé đã ăn đủ hay chưa. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500 gram/tháng.

(Theo Khám phá)