Điều gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu là Hà Lan không phải là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất nhưng chính sự tích cực đóng góp và tham gia của người dân vào từ thiện, các hoạt động thiện nguyện làm cho họ thấy hạnh phúc.
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất trong tổng số 156 quốc gia trên toàn thế giới
Tiếp sau Phần Lan, top 5 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới theo khảo sát đều nằm ở khu vực Bắc Âu gồm: Đan Mạch, Na Uy, Iceland và Hà Lan. Thụy Sĩ, Thụy Điển, New Zealand, Canada và Áo là 5 vị trí còn lại trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất.
Hoa Kỳ đứng hàng thứ 19, rớt 1 hạng so với năm ngoái. Vương quốc Anh xếp thứ 15. Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi là 2 quốc gia ít hạnh phúc nhất vì nội chiến kéo dài và nghiêm trọng.
Dễ thấy rằng nội chiến và các xung đột làm cho con người khổ sở nhưng điều gì thật sự làm cho một đất nước hạnh phúc? - Trong nghiên cứu này, các tác giả không khẳng định tiền là nguyên nhân đưa đến hạnh phúc, dù top 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong báo cáo năm nay đều là những đất nước thịnh vượng.
Tiền không thể mua được hạnh phúc
Khảo sát do Gallup thực hiện, xác định mức độ hạnh phúc của người dân thế giới trên 6 yếu tố: thu nhập bình quân đầu người (GDP), sự tương trợ xã hội, tuổi thọ, sự tự do trong các lựa chọn cuộc sống, sự rộng lượng và mức độ tham nhũng.
Phần Lan đạt điểm số cao đối với tất cả các tiêu chí; đặc biệt là sự rộng rãi, phóng khoáng.
Các tác giả khẳng định, “giúp đỡ người khác làm bạn cảm thấy tốt đẹp hơn nhưng chỉ khi bạn chọn làm điều đó”. Gần một nửa dân số Phần Lan thường xuyên đóng góp cho từ thiện và gần 1/3 người dân cho biết họ dành thời gian tham gia các hoạt động thiện nguyện tháng trước đó.
Viện Nghiên cứu Hạnh phúc (trụ sở tại Copenhagen) bổ sung thêm: Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất nhưng không có chỉ số GDP cao nhất trong số các nước Bắc Âu. Chính sự an toàn xã hội cùng với tự do cá nhân và sự cân bằng tốt đẹp giữa công việc - cuộc sống làm cho người dân nước này hạnh phúc.
Chỉ số Cuộc sống tốt đẹp hơn - BLI của Tổ chức Hợp tác phát triển Kinh tế châu Âu (OECD) gợi ý rằng cảm giác hạnh phúc của người Phần Lan cũng có thể liên quan đến cảm giác an toàn cá nhân trong thế giới nhiều biến động như hiện nay. Họ cảm thấy an ổn với môi trường, ý thức cộng đồng, các dịch vụ công cộng và giáo dục nhưng cũng có lo lắng về công việc và nhà ở.
Nói về tương quan giữa tiền và hạnh phúc trong khảo sát này, Hoa Kỳ đứng vị trí thứ 19 nhưng có GDP cao nhất. “Thu nhập tăng lên lại làm tăng sự nghiện ngập với bài bạc, trong sử dụng truyền thông xã hội, video game, mua sắm và tiêu thụ các thực phẩm không tốt cho sức khỏe đang gây ra suy nhược tinh thần, trầm cảm và cảm giác không hạnh phúc ở Hoa Kỳ” - chuyên gia kinh tế học Jeffrey Sachs cho biết.
Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của chính phủ trong việc mang lại hạnh phúc cho người dân như: giải quyết tham nhũng, tránh các xung đột dân sự, cải thiện các dịch vụ công cơ bản và làm cho người dân có sự tham gia vào hoạt động xã hội. “Tiền mang lại nhiều tiện ích, tất nhiên - nhưng chỉ có tiền thôi thì không thể mua được hạnh phúc”, báo cáo nhấn mạnh.
Hàng chục năm thất lạc, những cuộc đoàn tụ ấn tượng năm 2019
Một người cha suốt 28 năm làm giỗ con, bất ngờ con trở về; một người mẹ thất lạc con suốt 44 năm bỗng vỡ òa hạnh phúc vì tìm thấy con… là những cuộc đoàn tụ ấn tượng năm 2019.
Theo Giác Ngộ