Những tuyệt chiêu đó là gì?
Té núi nhặt bí kíp
Hầu như các anh hùng trong truyện Kim Dung ban đầu đều có võ công rất thấp kém, thậm chí có người "một chiêu bẻ đôi" cũng không biết. Tuy nhiên, trải qua một số kiếp nạn mà tác giả sắp đặt như té núi, té giếng, lạc vào hang động,... chắc chắn anh ta sẽ "vô tình" lượm được bí kíp tuyệt học bị thất truyền. Vốn sẵn có căn cơ nên chỉ trong thời gian ngắn, nhân vật này sẽ luyện thuần thục võ học và bắt đầu xưng bá giang hồ.
Các vị anh hùng trong Cửu Âm Chân Kinh 2 cũng vậy. Khi mới chỉ là một tân thủ, võ công kém cỏi, bị kẻ gian hãm hại, nhân vật sẽ bị rơi xuống giếng khô. Và lẽ dĩ nhiên, họ cũng "vô tình" học được bí kíp khinh công thất truyền, loại khinh công không thể thiếu đối với mỗi nhân vật và theo họ suốt quá trình trở thành anh hùng trong Cửu Âm Chân Kinh 2.
"Đi họp"
Các anh hùng trong truyện Kim Dung thường rất bận rộn, không đại diện môn phái đi Hoa Sơn Luận Kiếm, Đại Hội Võ Lâm thì cũng là dẫn huynh đệ đi diệt trừ Tà giáo, Ma giáo,... Và thường có 2 trường hợp xảy ra. Một là đánh bại rất nhiều đối thủ, nhưng lại dễ dàng bị một cô nương đâm kiếm trúng, như trường hợp của Trương Vô Kị và Chu Chỉ Nhược. Hai là đánh đến đối thủ cuối cùng, nhưng đến chiêu cuối cùng thì lao lực mà ngất đi, khi tỉnh dậy được biết mình đã chiến thắng,...
Đối với anh hùng trong Cửu Âm Chân Kinh, hàng tháng cũng đều phải "đi họp" Hoa Sơn Luận Kiếm một lần. Đánh nhau xứt đầu mẻ trán rồi lại hẹn nhau tháng sau tái chiến là chuyện thường tình. Nhưng lụy tình như Trương Vô Kị thì vẫn chưa thấy trường hợp nào. Thêm nữa, hàng tuần, game thủ còn tham gia các hoạt động Môn Phái Chiến, Đại Hội Sư Môn,... quả thật là "bận rộn" không kém vị anh hùng nào trong Kim Dung cả.
Đánh mãi không chết
Nếu như dễ chết vậy thì đâu còn là anh hùng - nam chính trong truyện Kim Dung. Chẳng hạn bị thương, rơi xuống sông thì chắc chắn sóng sẽ đánh dạt vào bờ và được một cô thôn nữ cứu giúp, rồi nảy sinh tình cảm không biết chừng. Hay té núi thì lại rơi vào hang động nào đó, không những không chết còn gặp được cao nhân, lượm được bí kíp,... Nói chung là đánh mãi không chết.
Nhân vật trong Cửu Âm Chân Kinh 2 thì không may mắn như thế, không phải lúc nào cũng có người sẵn sàng cứu giúp. Tuy nhiên, lại có rất nhiều các điểm hồi sinh, phục vụ 24/24 cho game thủ. Vì vậy mà các bạn có thể thoải mái tham gia các hoạt động ingame như war bang hay truy sát lệnh,... và không lo bị mất kinh nghiệm, rơi đồ như một số tựa game khác.
Học đủ các loại võ công
Trong truyện Thiên Long Bát Bộ, bạn có thể thấy nhân vật Hư Trúc - là một đệ tử của Thiếu Lâm nhưng lại học được võ công của Tiêu Dao, rồi trở thành chủ nhân của Linh Thứu Cung,.. Bạn sẽ cảm nhận được điều này rõ ràng hơn ở trong Cửu Âm Chân Kinh 2. Game thủ có thể học được tất cả các loại võ công khác nhau của bát đại môn phái. Sự kết hợp giữa các bộ võ công cũng giúp làm tăng thêm sự phong phú trong võ học. Giúp người chơi tự do sáng tạo ra những cách đánh, cách "combo" chiêu thức cho riêng mình.
Còn vô vàn các điểm tương đồng khác giữa anh hùng trong Kim Dung và trong Cửu Âm Chân Kinh 2 mà qua bài viết chúng ta không thể kể hết. Như vậy, có thể một lần nữa khẳng định rằng, Cửu Âm Chân Kinh 2 đã xây dựng khéo léo, lồng ghép các tình tiết trong Kim Dung vào game để tạo nên sự chân thực, thân quen nhất cho người chơi. Giúp cho ước mơ được đóng vai các anh hùng kiếm hiệp từ thủa nhỏ của đại đa số game thủ trở thành hiện thực.
Trang chủ: http://cuuam.gosu.vn
ML