{keywords}
Yuval Noah Harari. Ảnh: The Daily Beast

Theo báo New York Times, chủ đề chính trong các cuốn sách của Harari là quan điểm rằng, xã hội loài người phần lớn được thúc đẩy bởi khả năng của nhân loại trong việc tin vào những gì ông gọi là hư cấu. Đó là những thứ có sức mạnh bắt nguồn từ sự tồn tại của chúng trong trí tưởng tượng chung của loài người, cho dù đó là thần thánh hay quốc gia. Niềm tin cho phép mọi người hợp tác trên quy mô xã hội.

Trong một cuộc phỏng vấn mới với tờ báo Mỹ, về lí do tại sao quan điểm của ông lại thu hút sự chú ý của công chúng đến như vậy, sử gia Do Thái cho rằng, nhiều câu hỏi triết học từng khiến nhân loại trăn trở hàng nghìn năm nay đang trở thành hiện thực. Nhiều nỗ lực nhằm tìm ra lời giải từ góc nhìn sinh học và tiến hóa hay kinh tế học và khoa học xã hội đều không thành công.

Theo ông Harari, trước đây, con người có thể say mê triết học hoặc không, nhưng hiện thực sự cần thiết phải trả lời các câu hỏi triết học quan trọng như nhân loại là gì hoặc đâu là bản chất của điều tốt đẹp để quyết định xem phải làm gì với các công nghệ sinh học mới. Vì vậy, ông đã tiếp cận từ quan điểm lịch sử và triết học, thay vì sinh học hay kinh tế học để đưa ra cách giải thích mang cách khái quát. Ngoài ra, sức hút có thể đến từ thực tế rằng các ý tưởng của ông rất đơn giản, ưu tiên hư cấu để hiểu thế giới.

Ông Harari cũng phát hiện, những kết luận tổng quát về nhân loại "càng bình thường thì mọi người càng ấn tượng". Điều này có thể vì tồn tại tình trạng thông tin sai lệch giữa phần lớn cộng đồng khoa học với phần lớn công chúng. Cụ thể, những điều đã được giới khoa học hoặc các học giả biết đến và chấp nhận trong nhiều năm qua, vẫn là khám phá mới đối với công chúng.

Tuy nhiên, một lĩnh vực mà cộng đồng khoa học đã truyền đạt rõ ràng là quy mô của cuộc khủng hoảng khí hậu. Câu chuyện mà họ và rất nhiều người khác đang nhắc đến vô cùng cấp thiết. Vậy tại sao vẫn thiếu ý chí chính trị toàn cầu để giải quyết vấn đề theo cách như thảm họa sắp tới?

Ông Harari nói, điều quan trọng khiến câu chuyện hấp dẫn là phải có các kẻ thù của con người. Song, biến đổi khí hậu không có đặc điểm này. Trí não của con người không quen với câu chuyện kiểu như vậy. Khi nhân loại tiến hóa từ những hoạt động săn bắn, hái lượm, chưa bao giờ xảy ra trường hợp con người bằng cách nào đó có thể thay đổi khí hậu theo những cách gây hại cho mình, nên đây không phải là dạng câu chuyện mọi người quan tâm. Họ chỉ quan tâm đến chuyện ai đó trong bộ lạc đang âm mưu giết mình.

Do đó, vấn đề nằm ở cách đề cập đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông Harari nhận định hiện vẫn chưa quá muộn hoặc quá khó để vượt qua thách thức. Theo những báo cáo ông đọc được gần đây, nếu nhân loại bắt đầu đầu tư 2% GDP hàng năm khắp toàn cầu để phát triển các công nghệ và cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, việc đó đủ để ngăn chặn hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu.

Điều tuyệt vời là, con số 2% ngân sách dù tương đương với rất nhiều tiền nhưng hoàn toàn khả thi. Tất cả sẽ là quá muộn khi con số đó trở thành 20%.

Ông Harari nhấn mạnh, toàn bộ câu chuyện nằm ở 2% GDP toàn cầu. Đó là hy vọng để giải quyết vấn đề, không nặng nề như đòi hỏi con người phải thay đổi toàn bộ nền kinh tế và sống trong hang động. Ông tin đây là một thông điệp mạnh mẽ. Ngoài ra, các phong trào như của "người hùng khí hậu" Greta Thunberg và các bạn trẻ khác, những người đang báo động về sự hủy hoại tương lai do lòng tham và sự vô trách nhiệm, cũng góp phần tạo nên những tiếng nói mạnh mẽ, thay vì thứ mơ hồ như lượng CO2 trong bầu khí quyển.

Tuấn Anh

Mỹ - Trung bất ngờ công bố thỏa thuận chống biến đổi khí hậu

Mỹ - Trung bất ngờ công bố thỏa thuận chống biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc, hai nước phát thải CO2 lớn nhất thế giới, bất ngờ công bố kế hoạch hợp tác chống biến đổi khí hậu, kể cả cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ rừng và từ bỏ dần việc dùng than đá.

Những bài học từ một năm Covid

Những bài học từ một năm Covid

Năm 2020 cho thấy nhân loại không bất lực trước đại dịch.Các đại dịch không còn là những lực lượng tự nhiên không thể kiểm soát. Khoa học đã khiến chúng trở thành một thách thức có thể xử lý.