Khi nhận biết điều kiện ánh sáng yếu chẳng hạn như khi đi vào hầm hoặc khi trời tối, đèn chiếu sáng sẽ tự bật lên. Đèn tự động trên ô tô giờ đây đã trở thành phổ biến đối với nhiều chiếc xe được tích hợp trong trang bị tiêu chuẩn.
"Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì lỗi không bật đèn chiếu sáng khi tham gia giao thông lúc trời tối sẽ được quy đinh cụ thể với ô tô xe máy. Đối với người điều khiển ô tô vi phạm lỗi này sẽ bị phạt từ 600.000 – 800.000 đồng theo điểm G, khoản 3, điều 5 của Nghị định ". Tuy nhiên, không phải ai bước chân vào xe cũng để ý xem đã đến giờ bật đèn hay chưa, trong khi nhiều lái xe cẩn thận bật đèn từ rất sớm, khi chưa đến giờ.
Để có thể hiểu rõ hơn hệ thống đèn tự động hoạt động thế nào, giúp các tài xế tránh gặp rủi ro khi chuyển trời tối hoặc trong điều kiện thiếu anh sáng. Sau đây Cafeauto cùng các bạn tìm hiểu rõ về hệ thống này.
Vị trí
Cụm công tắc đèn pha tự động được lắp đặt phía bên trái vô lăng, thường được tích hợp với công tắc điều khiển đèn pha và đèn cos. Bên cạnh đó, trên hệ thống đèn tự động có cảm biến quang nhận biết điều kiện ánh sáng và được lắp đặt ở sát mép dưới kính chắn gió phía trước.
Công dụng
Khi cảm biến điều khiển đèn tự động xác định góc chiếu sáng của đèn ra xung quanh mà công tắc điều khiển đèn ở vị trí Auto (hoặc vị trí OFF đối với các xe không có vị trí Auto), nó sẽ truyền tín hiệu tới bộ phận điều khiển đèn, bộ phận này sẽ bật sáng các đèn hậu và sau đó tới các đèn pha tùy theo mức độ chiếu sáng xung quanh.
Hệ thống đèn tự động cũng có chức năng bật các đèn hậu nhưng không bật các đèn pha trong một thời gian ngắn khi trời trở nên tối không một khoảng thời gian khoảnh khắc chẳng hạn như xe chạy dưới gầm cầu hoặc dưới khúc đường có nhiều cây mà trời xung quanh vẫn sáng. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian mà độ sáng của môi trường xung quanh vẫn thấp hơn giá trị quy điịnh thì các đèn pha sẽ bật sáng.
Nguyên lý hoạt động
Có hai loại điều khiển đèn tự động. Đó là cảm biến điều khiển đèn tự động và bộ phận điều khiển đèn được bố trí chung, hoặc loại có đèn hậu và đèn pha điều khiển cùng một lúc.
Khi cảm biến điều khiển đèn tự động xác định được mức độ chiếu sáng xung quanh nó sẽ phát ra một tín hiệu xung của bộ điều khiển đèn. Khi đó bộ điều khiển đèn sẽ đánh giá độ giảm cường độ chiếu sáng và kích hoạt các Rờ le ( công tắc ) đèn hậu và đèn pha để bật sáng các đèn này.
Ngược lại, Khi bộ điều khiển đèn đánh giá thấy sự tăng của cường độ sáng thì các đèn hậu và đèn pha tắt.
(Theo Cafeauto)
Đèn phanh sáng - kinh nghiệm chủ xe cần biết
Đèn phanh là một bộ phận đặc biệt quan trọng đối với sự an toàn của người ngồi trong xe vì nó có chức năng báo hiệu cho người lái sẽ đi chậm hoặc dừng lại... Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu để xử lý mỗi khi đèn sáng.
Có thể bạn không tin: Cầm đèn chạy trước ôtô là có thật...
Một đoạn clip ghi lại những hình ảnh trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, chiếc xe khách 50 chỗ mang biển số 29B 096.92 cố tình đi tìm cách ngược chiều khi toàn bộ các dòng xe đang bị ách tắc tại đây.
Ý nghĩa các ký hiệu, đèn cảnh báo trên xe ô tô
Những ký hiệu, đèn báo trên bảng đồng hồ lái xe ô tô mang ý nghĩa cảnh báo tình trạng hoạt động các bộ phận của xe, hỗ trợ thông tin hữu ích cho người lái.
Kiểu nháy đèn hậu độc đáo: Lời cảm ơn đặc biệt của tài xế Nhật
Do không thể cúi đầu cảm ơn trực tiếp khi đang tham gia giao thông trên đường phố đông đúc nên các tài xế ở Nhật Bản luôn có một cách bày tỏ sự trân trọng rất đặc biệt.
Dùng đèn pha chiếu xa không đúng cách gây nguy hiểm thế nào?
Clip cho thấy sự nguy hiểm của việc sử dụng đèn pha không đúng cách sẽ gây ra nguy hiểm như thế nào là một trong những khoảnh khắc giao thông đáng chú ý trong tuần qua.
8 loại đèn phổ biến thường thấy một chiếc xe ô tô
Cũng tìm hiểu 8 loại đèn phổ biến phải có trên một chiếc xe hơi.