Vàng có giá khá cao nên sẽ đẩy giá đồ ăn nhưng liệu chúng có lợi cho sức khỏe hay không thì vẫn là điều gây tranh cãi.

Sự "ám ảnh" với nguyên liệu vàng

Không chỉ trang sức, từ lâu Ấn Độ cũng nổi tiếng với việc sử dụng vàng trong chế biến thực phẩm dưới dạng lá, bột hoặc vàng 24 carat được đánh bóng gọi là “varq” trong tiếng Hindi. Phong tục này bắt nguồn từ thời Mughal vào thế kỷ 17, khi các đầu bếp phục vụ các món ăn được trang trí bằng dầu bóng vàng hoặc bạc để gây ấn tượng với chủ nhân và khách của họ trong các bữa tiệc. “Gia vị” này sau đó được sử dụng để tô điểm cho mọi thứ, từ đồ uống như sherbets và thandai, đến các món tráng miệng như jalebi, phirni và barfi. Ngay cả món cà ri thịt và vô số món ăn khác cũng đều phát ra màu lấp lánh của vàng.

Trong mùa lễ hội, đặc biệt là những sự kiện lớn của người Hindu như Diwali thì các cửa hàng đều luôn tràn ngập các giỏ quà chứa trái cây và hạt được phủ bạc varq. Theo nhà kim hoàn Ram Deen có trụ sở ở Delhi thì vàng lá, thường được làm bằng tay với thao tác dùng búa đập trong vòng nhiều ngày cho đến khi lá vàng đạt độ mỏng cần thiết. Chỉ vàng từ 22 đến 24 carat được sử dụng cho con người. Vì đó, vàng lá được coi là mặt hàng thực phẩm đắt nhất thế giới với 15.000 USD/500gram, nhưng nhiều người sành sỏi vẫn sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn USD để được thưởng thức chúng trong các nhà hàng cao cấp.

Sự ám ảnh của người Ấn Độ với những món ăn toát ra mùi tiền - Ảnh 1.

Món ăn "đậm mùi tiền" của người Ấn Độ. Ảnh: Gastronomicadelhi / Instagram

Deen cho biết quá trình sản xuất phải được thực hiện trong điều kiện vệ sinh, nếu không các chất gây ô nhiễm khác có thể gây ra nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm. Vì có một thực tế là nhiều loại bạc và vàng kém chất lượng vẫn được sử dụng để kết hợp với thực phẩm nhưng vẫn được bán với giá như hàng chuẩn.

Khách sạn năm sao Taj Mahal ở Delhi nổi tiếng với nhà hàng phục vụ các món dát vàng thu hút rất nhiều người nổi tiếng trên toàn thế giới đến thưởng thức. Nhà hàng được trang trí nội thất dát vàng đặt làm riêng, tường ốp gỗ hồng và sàn lát gạch nâu vàng. Thực đơn ở đây rất hoành tráng, ngay cả trứng vịt lộn hay cua cũng đều được phủ vàng với giá trung bình cho một món ăn là 1.000 rupee (tương đương 13 USD).

Pradipt Sinha, Giám đốc thực phẩm và đồ uống của khách sạn Crowne Plaza ở New Delhi cho biết: “Lá vàng và bạc đã là một phần của di sản văn hóa và ẩm thực phong phú của Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong cả hai nền ẩm thực là Mughlai và Awadhi, đặc trưng bởi các món ăn phong phú từ thịt”.

Ăn vàng có lợi cho sức khỏe?

Theo bác sĩ cổ truyền Pandit Yajur Dev ở Delhi thì việc bổ sung vàng giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện kỹ năng nhận thức nếu được tiêu thụ cùng các loại thảo mộc và gia vị cụ thể. Dev cho biết tổ tiên của ông đã truyền lại câu chuyện về các vị vua và tướng tá thời trước thường ăn các loại thảo mộc và thuốc bổ được thêm vàng lá trong những ngày trước khi ra trận.

Tuy nhiên, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng hiện đại lại không có bằng chứng nào cho thấy ăn vàng giúp cải thiện sức khỏe. Vàng nguyên chất khi vào cơ thể sẽ không được phân hủy và hòa tan trong máu nên về mặt kỹ thuật là không có lợi cho sức khỏe. Nó rồi sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể như một chất thải bình thường, theo lời bác sĩ dinh dưỡng Swati Prakash có trụ sở tại Delhi. Rất may, chúng cũng không đến mức gây hại cho cơ thể vì kim loại ở dạng trơ không phải dạng hoạt tính sinh học và số lượng tiêu thụ cũng khá nhỏ.

{keywords}
Nhà hàng The Varq nằm bên trong khách sạn Taj Mahal ở Delhi phục vụ các món ăn dát vàng. Ảnh: Handout

Làn sóng cho vàng vào đồ ăn lan ra khắp mọi nơi

Sự ám ảnh đối với nguyên liệu vàng của người Ấn Độ quả thực rất mạnh mẽ. Tháng 7 vừa qua, món bánh mì kẹp thịt bình dân thậm chí cũng đã được nâng lên tầm cao mới khi một cửa hàng ở Mumbai mang vàng ra dát cho nó. Đó là sáng tạo của hãng Louis Burger đã tạo ra hẳn một xu hướng vì nhu cầu tiêu thụ của người dân quá lớn. Đó là món “truffle take burger” được chế biến từ nấm đông cô, nấm truffle, nấm cục, cheddar kiểu Anh… có giá 11,85 USD.

Ngoài ra, có nhiều món ăn dát vàng mà một số website chuyên về du lịch thường gợi ý cho du khách đến Ấn Độ có thể thưởng thức đều được rắc vàng như gà tikka, paan, kulcha, dosa… hay thậm chí là một cây kem ốc quế cũng được thăng hạng khi có một miếng vàng bao phủ phía trên.

Từ Ấn Độ, làn sóng đồ ăn dát vàng cũng lan rộng ra khắp thế giới khi vào năm 2016, câu lạc bộ Manila Social ở New York cho ra mắt chiếc bánh donut phủ vàng 24 carat có giá 100 USD. Cốt bánh là khoai lang tím ngọt được sử dụng rộng rãi trong các món tráng miệng của Philippines và phủ lên trên lớp thạch champagne cùng bụi vàng, lá vàng ở phía trên.

Năm 2017, cửa hàng bách hóa Shinjuku Isetan ở Tokyo đã giới thiệu món sushi bọc vàng có giá khoảng 97 USD.

{keywords}
Món bánh kẹp dát vàng vừa được ra mắt hồi tháng 7 ở Ấn Độ. Ảnh: Facebook

Sau cùng, về vấn đề hương vị, nhiều người sau khi ăn vàng thì nhận định rằng lá vàng hay bụi vàng không hề làm tăng thêm hương vị cho món ăn mà chỉ có tác dụng trang trí. Trong khi đó, nếu cùng với số tiền quá cao đó thì họ hoàn toàn có thể mua được gấp đôi, thậm chí gấp 3 phần ăn dành cho nhiều người.

(Theo Người đồng hành)

'Săn' quà mạ vàng: Cẩn thận mua vàng giả bằng tiền thật

'Săn' quà mạ vàng: Cẩn thận mua vàng giả bằng tiền thật

Sau dịp lễ Giáng sinh, các doanh nghiệp to đến cửa hàng nhỏ ồ ạt bán các sản phẩm mạ vàng, dát vàng: Từ linh vật trâu vàng đến tượng phật, đồ trang trí Tết mà theo lời quảng cáo là được mạ từ vàng non, vàng thật 24k.