- Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh, stress là “đặc quyền” ở người lớn, còn với lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” thì có gì áp lực để đến mức bị stress. Chính suy nghĩ không đúng này vô tình cản trở sự hỗ trợ kịp thời của phụ huynh cho một giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường ở con em mình.

Hoạt động sáng tạo dễ bị stress?
“Lên đỉnh” thường xuyên giúp phụ nữ ít bị stress

Nguyên nhân xảy ra stress ở trẻ em

Do xa cách cha mẹ, chứng kiến cha mẹ cãi vã nhau, sợ mình không ngoan, sợ cha mẹ không thương, sợ cô giáo đánh, sợ bị bạn bắt nạt, sợ bị ép ăn, vệ sinh, ganh tị với anh chị em…

{keywords}

Với trẻ lớn hơn (cấp hai trở lên) thì nguyên nhân là áp lực học tập hay tự đặt áp lực cho bản thân để làm vui lòng người lớn, người lớn không hiểu nhu cầu của trẻ, kỳ vọng quá nhiều vào trẻ, bị bạn bè bắt nạt, căng thẳng vì nhiều bài tập, lo lắng vì những thay đổi của cơ thể tuổi dậy thì, chứng kiến cha mẹ cãi nhau, di chuyển đến một nơi khác, bị ép làm những điều không thích…

 

Những biểu hiện stress cần lưu tâm ở trẻ

Một số dấu hiệu cơ thể như: đau đầu, chóng mặt, đau bụng, mỏi tay chân. Ngoài ra, trẻ có vẻ hiếu động, nói nhiều nhưng ít đúng mục đích; tính khí thất thường, ngại tiếp xúc người khác; học sa sút; kém tập trung; có hành vi chống đối lại người khác như hỗn hào, trộm cắp; thiếu tự tin với những việc trước đây đã làm được hoặc có vẻ lệ thuộc cha mẹ hơn...

Stress (trạng thái căng thẳng) không chỉ ảnh hưởng đến việc học hành mà còn dẫn đến nhiều hành động dại dột ở trẻ.

 

Phụ huynh cần làm gì khi con mình có biểu hiện stress

Khi thấy con trẻ có biểu hiện căng thẳng, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân. Nên liên hệ với cô giáo ở trường, giảm áp lực học tập cho trẻ. Cho trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao hay ngoại khoá. Tăng cường động viên, trò chuyện với trẻ. Điều cần thiết là không nên quá căng thẳng khi tiếp xúc với con. Trong trường hợp cha mẹ đã tìm mọi cách nhưng không cải thiện được tình hình, nên cho trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên viên tâm lý. Can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng stress quá dài có thể gây rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

Trẻ em mắc stress rất nguy hiểm, bởi tâm lý của trẻ rất khó lường và chưa được chín chắn. Chúng có thể suy nghĩ và viễn tưởng ra nhiều thứ khác theo ý tưởng của chúng để rồi tự dày vỏ bản thân bởi suy nghĩ ấy. Mà trên thực tế chưa chắc đã là vậy.

Khi chúng stress nặng hơn, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự kỉ. Không tiếp xúc, không nói chuyện với bất kì ai, về bất cứ chuyện gì. Hoặc chỉ cần bạn nhắc lại chuyện cũ, hay kí ức nào đó khiến chúng ghét nhất. Rất có thể, chúng sẽ trở nên stress nặng hơn bao giờ hết.

Stress là một bệnh dễ gặp ở bất cứ người nào. Nhưng stress xảy ra ở trẻ em là khó nắm bắt và điều trị nhất vì tâm lý trẻ nhỏ khác với người lớn. Hai nữa là nhận thức của chúng chưa hoàn thiện hẳn.

Do đó, hãy quan tâm, nói chuyện tâm sự với trẻ nhiều hơn, đặc biệt là khi chúng mắc lỗi hay áp lực về thứ hạng, về học tập. Đừng mắc nhiếc, trách phạt chúng, hãy uốn nẵn cho kĩ để không xảy ra chuyện stress nặng và hệ quả khác khó lường hơn nhé.

Thái Thị Hậu