- Stress là triệu chứng cảnh báo cơ thể bạn đang “sản xuất” các hóa chất gây căng thẳng thần kinh như cortisol. Nếu việc sản xuất hóa chất này xảy ra liên tục sẽ dẫn đến tình trạng phân hủy hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, thần kinh và cơ xương.

Hoạt động sáng tạo dễ bị stress?
“Lên đỉnh” thường xuyên giúp phụ nữ ít bị stress

- Bệnh tâm thần: Mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm… Stress gây mất ngủ thường xuyên khiến não trở nên kém linh hoạt, có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu bạn không chợp mắt 20 giờ liên tục, não giảm khả năng kiểm soát tương đương với tình trạng nồng độ cồn trong máu tăng 50% so với mức cho phép. Stress làm bạn ủ rũ, rã rời, lười vận động.

{keywords}

- Bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực… Bị stress, tim giải phóng hóc-môn cortisol, làm xuất hiện các bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khó tránh khỏi.

- Bệnh tiêu hóa: Viêm loét dạ dày - tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng… Stress làm các hóc-môn có chức năng tăng cường lưu thông máu giảm xuống rõ rệt. Dạ dày không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Nhiều trường hợp stress là nguyên nhân viêm loét dạ dày.

- Bệnh tình dục: Giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, giao hợp đau.

- Bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…

- Bệnh cơ khớp: Co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…

- Toàn thân: Suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.

- Bệnh về phổi: Stress kích thích tuyến thượng thận giải phóng hóc-môn adrenalin khiến bạn hồi hộp, lo lắng không yên, thở hổn hển như hụt hơi. Với người bị hen suyễn, tình hình càng tồi tệ gấp bội.

- Bệnh về mắt và da: Mất ngủ do stress gây mệt mỏi, mắt đỏ và quanh mi bị thâm quầng, có thể giảm thị lực và các bệnh khác về mắt. Stress kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh làm da trở nên thô ráp, nhanh lão hóa, nổi mụn, nhăn nheo.

- Bệnh về lưng và cổ: Hóc-môn adrenalin làm các cơ bắp căng cứng, lưng và cổ bị "ngay đơ", đau nhức.

- Răng miệng: Khi thần kinh suy sụp, hoạt động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nên viêm miệng, lưỡi, lợi và xuất hiện những nốt nhỏ, thường gọi là "nhiệt".

- Sức khỏe sinh sản: Căng thẳng kéo dài còn ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt san của phái nữ, nó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, đau bụng, mệt mỏi, các triệu chứng tiền kinh nguyệt như thay đổi tâm trạng, chuột rút, giữ nước và đầy hơi. Nó cũng có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến đời sống chăn gối của hai vợ chồng.

- Bệnh tiểu đường: Một số hoóc-môn stress như Cortisol và Epinephrine sẽ kích thích gan sản sinh nhiều đường hơn, để cung cấp năng lượng đối phó với sự căng thẳng, nhất là trong những tình huống khẩn cấp. Nhưng chủ yếu đường này không được sử dụng và sau đó cơ thể sẽ hấp thu lại đường vào trong máu. Nếu bạn thường xuyên bị stress đồng nghĩa với việc lượng đường trong máu sẽ tăng lên đáng kể và gây hại cho cơ thể, dẫn đến mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nhất là đối với những người bị bệnh béo phì hoặc đường huyết cao là những người dễ bị tổn thương và dễ mắc bệnh tiểu đường hơn so với những người khác.

Stress không hề đơn giản như bạn nghĩ, chúng có thể là tác nhân dẫn đến nhiều bệnh liên quan như đã kể ở trên. Bạn nên tham khảo để phòng tránh stress cũng như những bệnh khác liên quan.

Thái Thị Hậu