Liên minh châu Âu đã áp đặt 7,8 triệu euro (9,45 triệu USD) tiền phạt chống độc quyền đối với nhà phân phối Valve của Mỹ, công ty sở hữu Steam, nền tảng phân phối trò chơi điện tử lớn nhất thế giới và năm công ty khác vì cản trở việc bán hàng xuyên biên giới ở châu Âu.
Steam hiện là một trong những nền tảng phân phối trò chơi điện tử lớn nhất thế giới |
Trước đó, Ủy ban châu Âu đã tiến hành một cuộc điều tra kéo dài 4 năm như một phần trong hành động của EU nhằm chống lại các hạn chế thương mại trực tuyến xuyên biên giới. Valve không thừa nhận hành vi vi phạm và phải chịu mức phạt 1,66 triệu euro. Năm nhà phát hành game khác, bao gồm Bandai Namco, Capcom, Focus Home, Koch Media, Embracer Group AB và ZeniMax, đã được giảm 10% -15% tiền phạt sau khi thừa nhận hành vi sai trái của mình.
Ủy ban châu Âu nhận định, cách làm của các công ty này đã ngăn cản người tiêu dùng châu Âu mua sắm tại một thị trường châu Âu trị giá hơn 17 tỷ euro. “Những biện pháp trừng phạt đối với Valve và 5 nhà phát hành đang thực hiện hành vi 'cấm vận trò chơi điện tử' nhắc nhở chúng ta rằng, theo luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, các công ty không được hạn chế bán hàng xuyên biên giới thông qua hợp đồng", Margrethe Vestager, Ủy viên Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu cho biết.
Cơ quan thực thi cạnh tranh của Liên minh châu Âu tiết lộ, Valve và các nhà phát hành khác nhau đã đạt được thỏa thuận song phương để chặn một số tựa game bên ngoài một số khu vực nhất định, do đó ảnh hưởng đến doanh thu của khoảng 100 trò chơi điện tử.
Phong Vũ
Steam, Netflix đang kinh doanh tại Việt Nam nhưng không nộp thuế
Các vùng lãnh thổ được Steam áp các mức thuế khác nhau nhưng không có Việt Nam, dù nền tảng này đã trợ giá cho người dùng Việt từ năm 2017.