Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mua bán Sáp nhập thế giới (IMAA), trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, mỗi năm bình quân có khoảng 5.000 giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) với giá trị khoảng 3.800 tỷ USD.
Dù năm 2020 chứng kiến sự suy giảm tới 52% so với cùng kỳ năm trước, hoạt động M&A được dự báo sẽ bật tăng trở lại vào cuối năm 2021, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Các quốc gia như Ấn Độ, Philippines và Việt Nam được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh (26%) trong các lĩnh vực như truyền thông, mạng lưới phân phối, bán lẻ, bất động sản…
M&A là một xu thế toàn cầu, nhưng quá trình này ở Việt Nam đang diễn ra khá chậm chạp do nhiều vấn đề phát sinh liên quan tới quá trình tìm kiếm đối tác phù hợp (matching), thẩm định doanh nghiệp (due diligence) cho tới phân tích hậu sáp nhập (post-merger).
Thị trường M&A có một tiềm năng lớn với các nền tảng và phần mềm hỗ trợ M&A nhưng vẫn còn bỏ ngỏ ở Việt Nam.
Thời gian trung bình cho một thương vụ M&A vì thế có thể kéo dài từ 3 - 6 tháng, thậm chí cả năm trời làm lỡ mất thời cơ vàng của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Vì thế, cần thiết có một nền tảng số kết nối và giải quyết những khó khăn mang tính cấp bách cho các doanh nghiệp Việt thời đại chuyển đổi số. Nền tảng Inmergers ra đời chính là một sự dấn thân giải quyết bài toán khó đó trong một mô hình kinh doanh B2B (business-to-business) tương đối ‘khó nhai’.
Chính thức ra mắt vào 1/7 vừa qua, Inmergers có các tính năng cơ bản giúp bên mua, bên bán và môi giới tìm thấy nhau một cách dễ dàng nhờ tự động kết nối (auto-matching) với các công cụ để định giá doanh nghiệp một cách chính xác và thông tin được mã hóa, bảo mật kỹ càng.
Inmergers cũng đang nghiên cứu ứng dụng blockchain vào minh bạch hóa các giao dịch và công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) để đưa ra dự đoán chính xác về thị trường và giá trị doanh nghiệp.
Đây chính là cơ hội cho những startup như Inmergers tìm kiếm sự mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại. |
Inmergers đã có các đối tác chiến lược ở Nhật Bản, Malaysia, Ấn Độ và sắp tới là Singapore. Mục tiêu của startup này là có mặt ở ít nhất 30 quốc gia và lên sàn chứng khoán Singapore vào năm 2027, theo chia sẻ của anh Nguyễn Đức Tĩnh, giám đốc điều hành công ty.
“Là những luật sư chuyên tư vấn đầu tư vào các thương vụ M&A với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy rõ nhu cầu cũng như nỗi đau của thị trường trong mảng mua bán doanh nghiệp. Do đó, tôi và các cộng sự quyết định nghiên cứu và khởi sự startup về M&A để hỗ trợ cho quá trình tìm kiếm đối tác thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí, đó là lý do Inmergers ra đời”, nhà sáng lập kiêm CEO Inmergers bà Nguyễn Phương Thảo chia sẻ.
Được biết trong mùa Covid-19, một nền tảng kết nối của Nhật Bản là Bizit M&A đã kết nối online thành công một doanh nghiệp dược của Nhật đầu tư vào một startup điều hành phòng khám nhi khoa ở Việt Nam với giá trị thương vụ không được tiết lộ.
Phương Nguyễn
Những vụ mua bán và sáp nhập chấn động Thung lũng Silicon
Mua bán và sáp nhập (M&A) là một phần không thể thiếu ở Thung lũng Silicon, nơi các đối thủ kết đồng minh để trở thành kẻ nắm giữ thị phần khống chế trên thị trường.