Theo Techinasia, ngân hàng Timo có trụ sở tại Việt Nam đã huy động được 20 triệu USD trong vòng đầu tư do Square Peg dẫn đầu. Đây là quỹ đầu tư nổi tiếng từng bỏ vốn vào các dự án kỳ lân công nghệ như Canva, FinAnce và Airwallex. 

Bên cạnh quỹ đầu tư Square Peg, còn có Jungle Ventures, Granite Oak, Phoenix Holdings và một số nhà đầu tư thiên thần khác cùng tham gia vào vòng gọi vốn này. 

{keywords}
Các dịch vụ ngân hàng số đang phát triển rất nhanh và mạnh tại Việt Nam. 

Được biết, đây là vòng gọi vốn đầu tiên của Timo. Số tiền thu về từ các nhà đầu tư sẽ được sử dụng để phát triển công nghệ nền tảng, với trọng tâm là các sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam.

Thành lập từ năm 2015, Timo là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng số giúp người dùng có thể thanh toán và tham gia các dịch vụ tài chính khác mà không cần phải đến trực tiếp các chi nhánh ngân hàng. Người dùng Timo thậm chí có thể mở tài khoản ngân hàng mà không cần đến ngân hàng đăng ký. 

Chia sẻ trên Techinasia, CEO Henry Nguyễn của Timo cho biết, mục tiêu của đơn vị này là muốn hoạt động như một ngân hàng số độc lập, mang khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho những ai chưa có tài khoản ngân hàng.

Đợt gọi vốn thành công của Timo diễn ra trong bối cảnh các sản phẩm ngân hàng số đang ngày một gia tăng tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam. 

Theo số liệu mới đây của McKinsey & Company Việt Nam, tỷ lệ người dùng dịch vụ của các công ty Fintech (công nghệ tài chính) tại Việt Nam cũng đã tăng từ 16% (năm 2017) lên thành 56% (năm 2021). 

{keywords}
Tỷ lệ người dùng các dịch vụ Fintech và ví điện tử Việt Nam so với các nước đang phát triển và các nước phát triển tại Châu Á (Đơn vị: %). Số liệu: McKinsey & Company

Mức độ thâm nhập của ví điện tử và Fintech tại Việt Nam được đánh giá cao hơn mức trung bình của các thị trường mới nổi thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí cao hơn cả một số nước phát triển. 

Tiền mặt vẫn là “vua” ở tất cả các phân khúc thanh toán tại Việt Nam. Thế nhưng, mức độ cởi mở của người dùng Việt Nam với thương mại điện tử là rất cao. Người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu trên môi trường số, ngay cả với các sản phẩm tài chính phức tạp liên quan tới thế chấp, các khoản đầu tư cũng như các hợp đồng bảo hiểm. 

Đánh giá của McKinsey & Company cũng cho biết, quy mô hệ sinh thái số Việt Nam ước đạt 50 tỷ USD và có thể tăng lên thành 100 tỷ USD vào năm 2025. 

Trước Timo, một startup khác trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) của Việt  Nam là MoMo đã công bố hoàn thành vòng gọi vốn thứ 5 (Series E) với tổng số tiền đầu tư trị giá khoảng 200 triệu USD. Đáng chú ý khi thương vụ này cũng biến MoMo trở thành một kỳ lân công nghệ khi được định giá lên tới 2 tỷ USD. 

Đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thanh toán số tại Việt Nam khi cả người dân và doanh nghiệp đều đã hình thành nhận thức và hiểu được giá trị của thanh toán không tiền mặt. Thói quen thanh toán không dùng tiền mặt không những sẽ duy trì mà còn tiếp tục được đẩy mạnh tại Việt Nam trong bối cảnh hậu đại dịch.

Trọng Đạt

Một nửa dân số Campuchia đã tiếp cận tiền số, Việt Nam đợi đến bao giờ?

Một nửa dân số Campuchia đã tiếp cận tiền số, Việt Nam đợi đến bao giờ?

Campuchia là một trong những nước đầu tiên trên thế giới cho ra đời đồng tiền kỹ thuật số có sự tham gia của ngân hàng Trung ương. Tiếp theo Campuchia, Lào là một quốc gi a khác trong khu vực đang có tham vọng phát triển tiền số.