Cuối năm 2013, Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô hình Thung lũng Silicon tại Việt Nam – Vietnam Silicon Valley (gọi tắt là VSV) đã ra đời. Đây là mô hình thí điểm đầu tư mạo hiểm được Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức phê duyệt và triển khai nhằm đẩy mạnh sự phát triển của các start-up công nghệ tại Việt Nam.

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, VSV đã cấp vốn đầu tư cho khoảng 100 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Trong đó, dự án được thành công nhất của VSV hiện được định giá khoảng 25 triệu USD. Tuy nhiên, ngay cả chủ nhiệm đề án Vietnam Silicon Valley vẫn không khỏi trăn trở đối với những vướng mắc về vấn đề thể chế khi đầu tư mạo hiểm vào một doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.

Việt Nam và hành lang pháp lý cho đầu tư mạo hiểm

Đứng ở góc độ đầu tư, bà Thạch Lê Anh - Giám đốc Vietnam Silicon Valley cho rằng, Nghị định 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được Chính phủ ban hành rất kịp thời. Đây cũng là thông điệp gửi ra cho cộng đồng đầu tư quốc tế , rằng Việt Nam cũng đã bắt đầu có hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo hiểm.  

{keywords}
Bà Thạch Lê Anh - Giám đốc Vietnam Silicon Valley. Ảnh: Trọng Đạt

Chia sẻ góc nhìn của mình, nhà sáng lập VSV cho rằng việc dễ dàng thành lập quỹ đầu tư ở Việt Nam (chỉ với 500 triệu đồng) là một điểm cộng. Tuy nhiên, còn nhiều điểm rất không được, trước hết đó là việc phải xem lại góc nhìn đối với start-up.

Theo  bà Thạch Lê Anh, mô hình start-up không phải phiên bản thu nhỏ của doanh nghiệp lớn nhưng lại đang bị “đội” cho một cái “mũ” không phù hợp. Thực tế cho thấy, tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp start-up đang được pháp luật quản lý theo mô hình của những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Người sáng lập VSV cho rằng, chính vì lý do này mà khi đi đăng ký kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp start-up bị trả lại hồ sơ do mô hình kinh doanh của của họ còn chưa có trong mã ngành kinh doanh. Điều này đã gây ra không ít những khó khăn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Về bản chất, cuộc đời của một doanh nghiệp start-up luôn gắn với những vòng đầu tư và kêu gọi vốn. Những doanh nghiệp này thường có quy mô rất nhỏ, chỉ từ 2-5 người. Các start-up không chỉ bán sản phẩm dịch vụ mà còn bán cả cổ phần của họ cho các nhà đầu tư. Họ cũng có chưa có khách hàng hay thị trường, tất cả đều chỉ là giả định, việc gọi vốn được hay không, nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng thuyết trình của chính start-up.

Chính vì độ rủi ro cao như vậy nên chỉ có 10% các start-up thành công, 90% trong số đó vẫn thất bại dù đã kêu gọi được vốn đầu tư. Bà Thạch Lê Anh cho rằng, nếu chiểu theo pháp luật Việt Nam, 90% các doanh nghiệp đã nhận được vốn đầu tư nhưng thất bại đó sẽ bị gọi là lừa đảo.

Việt Nam phải làm gì để thúc đẩy start-up bằng đầu tư mạo hiểm

Có một rủi ro khác ở phía các doanh nghiệp đầu tư, đó là khi thoái vốn khỏi một start-up trong nước, dù rất muốn nhượng lại cho người Việt Nam nhưng do chưa có quy định pháp luật có liên quan nên bản thân VSV không dám nhận nguồn vốn tư nhân đó. Trong khi đó, Nghị định 38 chưa có điều khoản nào để bảo vệ cho nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước.

Lấy ví dụ về điều này, bà Lan cho rằng Steve Job dù là nhà sáng lập nhưng cũng từng có thời gian bị đuổi khỏi Apple, CEO của Uber cũng không phải là người sáng lập. Ở Việt Nam, nếu bên nào nắm giữ được 90% cổ phần của doanh nghiệp thì bên đó sẽ có quyền quyết hết. Tuy nhiên, ở giai đoạn vốn mồi, các nhà đầu tư thường chỉ lấy tối đa 10% cổ phần của doanh nghiệp, điều này khiến cho quyền tham gia vào doanh nghiệp của nhà đầu tư hầu như là không có.

H{keywords}
Nhiều đóng góp về việc hoàn thiện thể chế, chính sách cho CMCN 4.0 đã được chia sẻ tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia vừa được tổ chức tại HN. Ảnh: Trọng Đạt 

Thực tế cho thấy, việc đầu tư vào Lozi là một bài học đối với VSV. Ban đầu, Lozi là một doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng sau đó công ty này đã chuyển sang Singapore. Khi thành lập Lozi Singapore, bản thân VSV có 10% cổ phần tại đây nhưng lại không thể chuyển tiền về khi thoái vốn do vướng mắc về chính sách đối với nhà đầu tư trong nước.

Với nhà đầu tư nước ngoài, Nghị định 38 cũng không bảo vệ được họ. Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào start-up Việt Nam sẽ phải thuê văn phòng luật với chi phí 3.000-5.000USD và khoảng thời gian 3-6 tháng để tìm hiểu. Trong khi đó, riêng việc thẩm định khi đầu tư vào starup cũng phải mất 6 tháng.

Như vậy, quá trình đầu tư ban đầu đã mất tới 12 tháng. Đây là khoảng thời gian quá dài đối với một công ty công nghệ. Đây là những điểm mà Nghị định 38 vì mang tính thí điểm nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

{keywords}
Bà Lan đưa ra đề xuất về việc ho ra đời Luật Đầu tư mạo hiểm để tạo ra thị trường vốn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Ở Mỹ, số tiền thu hút được vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm mỗi năm là 70 tỷ USD (chiếm 0,25% GDP). Tuy nhiên,  khoản tiền này sau đó đã tạo ra giá trị tới 21% GDP, tức là khoảng gấp 100 lần. Đầu tư mạo hiểm chính là bệ đỡ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ. Bằng chứng là trong 5 công ty hàng đầu trên thị trường chứng khoán Mỹ, có tới 3 công ty tham gia vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm là Microsoft, Apple và Google.

Trước thực tế này, bà Lê Thạch Anh đề xuất việc cho ra đời Luật Đầu tư mạo hiểm để tạo ra thị trường vốn cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thí điểm về việc tạo ra một quỹ đầu tư trực tiếp vào start-up.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, các chính phủ thường không có nhiều kinh nghiệm bằng tư nhân trong việc đầu tư mạo hiểm. Do vậy, họ thường rót vốn vào từ 3 – 5 quỹ đầu tư của tư nhân. Vị chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm này cho rằng, việc thoái vốn của các quỹ đầu tư tại các start-up sẽ giúp cho chính phủ trực tiếp hưởng lợi.

Trọng Đạt