Ngày 23/5, tập đoàn Công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã phóng tên lửa Falcon 9, mang theo 60 vệ tinh đầu tiên trong dự án Starlink, lên quỹ đạo Trái Đất.
Vụ phóng này nhằm thực hiện tham vọng của SpaceX trong việc cung cấp Internet tốc độ cao trên khắp thế giới thông qua hệ thống 12.000 vệ tinh trải khắp quỹ đạo của Trái Đất.
Tên lửa Falcon 9. Ảnh: Reuters |
Mỗi vệ tinh này nặng 227 kg. Với 60 vệ tinh được phóng lần này, đây là lần chuyên chở nặng nhất của Falcon 9. Ban đầu, vụ phóng này được dự kiến thực hiện vào tuần trước song đã phải hoãn tới 2 lần do gió to và phần mềm cần được cập nhật.
Trong cuộc gọi điện thoại với các phóng viên trước vụ phóng vệ tinh, tỉ phú Musk ca ngợi nhiệm vụ mở rộng kết nối internet toàn cầu của ông nhưng cũng lưu ý rất vẫn còn quá sớm để nói đến sự thành công.
Tuy nhiên, ông chủ SpaceX vẫn trông đợi dịch vụ internet một khi ra mắt sẽ thu về lợi nhuận khoảng 3 tỉ USD mỗi năm.
SpaceX sẽ cần thêm nhiều đợt phóng vệ tinh nữa trước khi Starlink có thể phủ sóng internet nhất quán đến nhiều khu vực nhỏ trên thế giới.
SpaceX sẽ phải phóng tất cả hàng ngàn vệ tinh Starlink Internet lên quỹ đạo thấp của Trái đất trước khi bắt đầu cung cấp dịch vụ toàn cầu |
Việc hình thành chùm vệ tinh sẽ “ngốn” hàng tỉ USD, và ông Musk thừa nhận rằng nhiều doanh nhân, doanh nghiệp từng phá sản khi nỗ lực thực hiện tham vọng này.
Với SpaceX, công ty hiện có đủ vốn để thực hiện kế hoạch. Lần gọi vốn gần nhất của hãng thu hút nhiều sự quan tâm hơn ước tính. Công ty huy động được tầm 400 triệu USD.
Ngoài ra, tỉ phú Musk cũng đối mặt với sự cạnh tranh không nhân nhượng từ hệ thống vệ tinh OneWeb của Airbus trong khi LeoSat Enterprises và Telesat của Canada cũng đang thúc đẩy xây dựng các mạng lưới dữ liệu.
Theo ĐS&PL/Reuters
Xem toàn cảnh SpaceX phóng thành công tên lửa mạnh nhất hành tinh
Tên lửa Falcon Heavy mạnh nhất thế giới mang theo ‘sứ mệnh lịch sử’ đã được SpaceX phóng thành công vào không gian.