Theo văn bản mà UBND tỉnh Sơn La gửi Thủ tướng ngày 13/1, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành của địa phương rà soát diện tích cây đào trồng trên địa bàn.

UBND tỉnh Sơn La cho biết, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua địa phương đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngắn ngày hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả, cây lâu năm.

{keywords}
Đào trồng trên nương của bà con xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ

Trong khoảng 5 năm (từ 2016 – 2020), diện tích cây ăn quả được mở rộng đạt khoảng 80.000ha, trở thành tỉnh đứng thứ 2 trên cả nước về diện tích cây ăn quả, trong đó có cây đào trồng lấy quả và lấy hoa.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 của ngành nông nghiệp "người dân không tự ý chặt, phá cây rừng, đào rừng phục vụ thú chơi vào dịp Tết", tỉnh Sơn La đã tiến hành ra soát diện tích đào trồng trên cả tỉnh.

Theo đó, cả tỉnh có 5.000ha trồng đào, chủ yếu do đồng bào dân tộc ở vùng cao trồng trên đất nông nghiệp, vườn nhà. Cây đào là cây phát triển kinh tế cho các hộ dân.

{keywords}
Sơn La đề nghị Thủ tướng cho phép truy xuất nguồn gốc cây đào

UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng cho phép địa phương truy xuất nguồn gốc cây đào. Việc truy xuất nguồn gốc cho cây đào để xác định nguồn gốc, xuất xứ cây đào, xác định vùng trồng, xác định cây đào được trồng trên đất nông nghiệp, không phải là đào rừng tự nhiên.

Hình thức thực hiện truy xuất nguồn gốc cây đào theo các quy định tại quyết định 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng.

Trước đó, UBND huyện Vân Hồ, UBND huyện Mộc Châu đã có văn bản trình UBND tỉnh Sơn La về việc có phương án xác thực nguồn gốc của cây đào trồng tại các địa phương này.

Hai huyện nói trên cũng đưa ra phương án làm mẫu tem xác nhận nguồn gốc cung cấp cho người dân dán lên các cây đào trồng trước khi khai thác.

Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Điện Biên cũng cho biết, địa phương này đã thông tin, định hướng tới các hộ dân trồng đào trên nương rẫy để có sự nhận biết, chủ động trong khai thác, thu hoạch đúng mùa vụ.

Chủ tịch xã Lóng Luông Tếnh A Chìa (huyện Vân Hồ) chia sẻ với VietNamNet, bà con trồng đào rất vui mừng và yên tâm trước phương án dán tem cho đào trồng đang được UBND huyện Vân Hồ xin ý kiến UBND tỉnh.

Lóng Luông là xã 100% bà con người dân tộc Mông. Diện tích trồng đào trên nương, đất vườn tại xã Lóng Luông là 300ha, mang lại thu nhập ổn dịnh cho người dân nơi đây nhiều năm qua.

Nhiều tỉnh khẳng định mua bán đào trồng dịp Tết không có trở ngại gì

Nhiều tỉnh khẳng định mua bán đào trồng dịp Tết không có trở ngại gì

Lãnh đạo ngành nông nghiệp hai tỉnh Điện Biên, Sơn La khẳng định, đào trồng trên nương rẫy, không phải cây rừng, người dân hoàn toàn được chủ động buôn bán, vận chuyển, không bị ngăn cấm.

Thái Bình