Một nữ cảnh sát tại Burundi đã bị đám đông tấn công kinh hoàng sau khi nổ súng bắn người biểu tình phản đối việc Tổng thống nước này, ông Pierre Nkurunziza tranh cử nhiệm kỳ thứ 3.
TIN BÀI KHÁC
Trong cuộc đụng độ dữ dội trên đường phố thủ đô Bujumbura, cảnh sát đã nổ súng vào những người biểu tình. Ngay sau đó, một nữ cảnh sát đã đám đông những người biểu tình tách ra khỏi các cảnh sát khác, bị đấm, đá và kéo dọc đường phố. |
Nhiều người đàn ông kích động tấn công nữ cảnh sát. |
Một người dùng vật dụng bằng kim loại đập lên đầu nữ cảnh sát. |
Mặc dù một cảnh sát khác đã có mặt để bảo vệ nữ đồng nghiệp, nhưng cô vẫn bị tấn công từ nhiều phía. |
Một người đàn ông thậm chí còn rút dao định đâm cô. |
Nữ cảnh sát cũng được một số người dân che chở bảo vệ khỏi đám đông hung hãn. |
May mắn là cuối cùng nữ cảnh sát đã được một số người biểu tình và các đồng nghiệp cứu sống khỏi sự tấn công kinh hoàng. |
Một người biểu tình nói với Reuters: “Chúng tôi muốn sự lãnh đạo tốt. Chúng tôi đang phải chịu tổn thương mỗi ngày. Chúng tôi không muốn ông ấy làm Tổng thống nhiệm kỳ 3. Cảnh sát đang giết chết mọi người”. |
Không chỉ vấp phải sự tức giận của nhiều người dân, mà ngay trong nội bộ đảng cầm quyền, Tổng thống Nkurunziza cũng gặp phải sự phản đối. Có 79 thành viên của đảng đã ký tên yêu cầu ông không ra tranh cử nhiệm kỳ lần này. |
Sáng ngày 12/5, cảnh sát tại Bujumbura đã buộc phải nổ súng vào người biểu tình nhằm giải tán đám đông đang có ý định tấn công vào nhà của một sĩ quan cảnh sát. Nhiều người bị thương, trong đó có một cậu bé chỉ mới khoảng 10 tuổi. |
Cảnh sát cũng đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông khoảng 200 thanh niên kích động. |
Trong 2 tuần diễn ra các cuộc tuần hành phản đối chính phủ, hơn 20 người đã thiệt mạng. Chính phủ quốc gia châu Phi này đã đề ra lệnh cấm biểu tình chống đối việc ông Nkurunziza, được đảng đương quyền CNDD-FDD đề cử để tranh nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba. |
Ở quận Musaga tại Bujumbura, 300 phụ nữ đã tham gia diễu hành, ca hát và hô vang khẩu hiệu phản đối việc ông Pierre Nkurunziza tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. |
Các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và người biểu tình đã gây ra lo ngại về sự gia tăng bạo lực tại quốc gia Trung Phi này, được xem là vẫn đang trong quá trình hồi phục sau 13 năm nội chiến, kết thúc vào năm 2006. |
Lan Phương - Ảnh: Reuters