- Sáng qua, dù nước đã rút nhưng hàng nghìn ngôi nhà ở xã Thạch Định (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) vẫn ngập sâu. Người dân phải dựng lều lán trên đê, trên núi.
XEM CLIP:
Ông Trịnh Trí Thuận (69 tuổi, thôn Thạch An) cho biết, đêm 11/10, nước lũ tràn về rất nhanh. Gia đình ông chỉ kịp di chuyển được ít gà, cái ti vi và một số đồ dùng thiết yếu.
Đến sáng 14/10, nước vẫn ngập tại xã Thạch Định |
“Khi quay trở lại cứu con nghé thì đã thấy nó trôi theo dòng nước, nhìn bất lực mà ứa cả nước mắt”, ông Thuận xót xa.
Nhiều gia đình ở xa đê hơn nên không kịp cứu tài sản đành thoát thân và để tất cả nhấn chìm trong nước.
Ông Thuận cho biết, những ngày qua cũng là lúc người dân nơi đây phải sống khổ cực trong tình trạng “màn trời chiếu đất”.
Một hộ dân thôn Thạch An phải sơ tán tài sản lên mái nhà |
Những hộ gia đình gần các điểm trường, UBND xã thì di tản đến đó. Còn cả trăm hộ sống ven đê thì chạy tán loạn lên đê Hữu sông Bưởi tránh lũ.
“Chúng tôi không có nước sạch để dùng. Gạo có, xoong nồi có, nhưng củi thì ướt hết cũng chẳng nấu được mà ăn”, ông Thuận buồn bã nói.
Trên đê đang có hàng chục hộ gia đình phải dựng lều lán sinh sống chờ nước rút.
Bà Đỗ Thị Yên đang buộc lại cái lều tạm, nơi trú ẩn của cả nhà nói: “Nước đang rút, trời đã nắng nhưng chẳng biết có về nhà được không. Nghe nói vài ba ngày nữa lại có cơn bão nữa đổ bộ vào Thanh Hóa, tôi cứ gia cố cái lều cho chắc, có khi còn phải ở trên đê dài dài”.
Một số người ở thôn Thạch An bắt đầu bị đau bụng, đi ngoài, đau mắt, ngứa chân tay...
Trưa 13/10, một số loại thuốc thông thường đã được chính quyền cấp phát ngay trên nơi tránh trú.
Trẻ con, người lớn, gia súc phải lên đê ở |
Tại núi Rú, có hàng chục hộ dân cũng dựng lều bạt để ở tạm, người già và trẻ nhỏ được ưu tiên ở trong trường THCS Thạch Định nằm lưng chừng núi. Trâu bò, lợn, gà cũng được người dân đưa lên ở cùng.
Ông Lưu Khắc Tiếp, cán bộ xã Thạch Định cho biết, hiện bà con đang phải sống tạm bợ rất khó khăn, đó là những hộ có nhà ngập hoàn toàn, không có nơi để ở. Bà con được hỗ trợ mì tôm và nước sạch để sống qua ngày.
Theo bà Đỗ Thị Mười, Bí thư Huyện ủy Thạch Thành, mưa lớn nhiều ngày khiến nước sông Bưởi lên cao tới 13,89m - cao hơn trận lũ lịch sử năm 2007 38 cm.
Đến sáng 14/10, 165 thôn trong toàn huyện vẫn còn bị cô lập.
Huyện đã trích hơn 200 triệu đồng mua mì tôm, nước uống, lương khô, viên xử lý nước, thuốc men... cung cấp cho bà con vùng lũ.
Hình ảnh ngày 14/10:
Nước có dấu hiệu rút nhưng hàng ngàn ngôi nhà vẫn ngập sâu |
Cả thôn Thạch An phải sơ tán lên đê, dựng lều ở tạm |
Nấu nướng bên túp lều tạm bợ được dựng vội trên đê |
Một hộ dân nấu ăn ngay gần căn nhà đã ngập một nửa |
Mọi sinh hoạt được gói gọn dưới mái che tạm bợ |
Người dân được phát mì tôm, nước sạch để sống qua ngày. Hiện đã xuất hiện hiện tượng đau bụng đi ngoài, mắt đỏ, ngứa da ở người |
Lễ viếng Đinh Hữu Dư tại quê nhà: Nước mắt không ngừng rơi
8h sáng nay, tại TP Ninh Bình, tang lễ phóng viên Đinh Hữu Dư được tổ chức. Càng về trưa, dòng người đến viếng mỗi lúc một đông.
Ai chỉ đạo lao máy xúc tiền tỷ chặn dòng lũ, cứu đê?
Tuyến đê sông Cầu Chày bị vỡ, trong lúc cấp bách, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo lao máy múc xuống sông để cứu đê.
Công an, bộ đội ngâm mình trong nước giúp dân chạy lũ
Nhiều tuyến đê ở Thanh Hóa bị tràn, nước ngập băng xóm làng, các chiến sĩ công an, bộ đội đã lăn xả, tìm mọi cách để giúp dân chạy lũ.
5.000 con lợn chết đang phân huỷ, chưa tìm được chỗ chôn
Theo ông Bình, khó khăn nhất hiện nay là nước ở khu vực đó còn rất lớn, chưa tìm được chỗ để chôn lấp.
Vỡ đê ở Chương Mỹ: Một học sinh chết đuối thương tâm
Khoảng 15h30 chiều nay, một học sinh lớp 4 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bị ngã xe xuống mương nước gần nhà dẫn đến chết đuối thương tâm.
Hà Nội: 'Đê Chương Mỹ vỡ trong kế hoạch'
Dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ trong khung thoát lũ, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều Hà Nội nói.
Lê Anh