Mới đây Sở Khoa học & Công nghệ (Sở KH&CN) tỉnh Đồng Nai đã có bản báo cáo Tổng kết công tác Công tác cải cách hành chính tại Sở, giai đoạn 2016-2020 và phương hướng nhiệm vụ cải cách hành chính 2021-2025, đăng tải trên dost-dongnai.gov.vn. Báo cáo này căn cứ theo Kế hoạch số 7937/KH-HTTC của UBND tỉnh ngày 11/7/2019.
Theo đó phương hướng chung của giai đoạn 2021-2025 là thực hiện xây dựng, đẩy mạnh nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách khoa học và công nghệ phục vụ phát triển cả chiều rộng và chiều sâu; thực hiện xã hội hóa để thu hút các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ phát triển.
Mục tiêu Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai đề ra là thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Về công tác cải cách tổ chức bộ máy, Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 3988/KH-UBND ngày 1/6/2015 của UBND tỉnh về tinh giản biên chế; Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 về quyết định đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện thực hiện đến năm 2021 của tỉnh.
Trong cải cách tài chính công, Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, từ kết quả hoạt động sự nghiệp, đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các đơn vị sự nghiệp đã tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức của đơn vị.
Sở KH&CN tỉnh Đồng Nai cũng tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí tại 2 đơn vị quản lý nhà nước và 4 đơn vị trực thuộc Sở.
Trong kế hoạch giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Nai sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí tại 2 đơn vị quản lý nhà nước và 4 đơn vị trực thuộc Sở (Ảnh minh họa, nguồn dost-dongnai.gov.vn). |
Những kế hoạch cải cách như trên phù hợp với chủ trương hiện nay. Trong Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập có đặt ra các chỉ tiêu cụ thể.
Theo đó đến năm 2021, phấn đấu giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.792) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 205.369) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2015; có 10% (bằng 5.792) đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị
sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011-2015.
Đến năm 2025 phấn đấu tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% (bằng 5.213) đơn vị sự nghiệp công lập và 10% (bằng 184.832) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021; có tối thiểu
20% (bằng 10.426) đơn vị tự chủ tài chính, 100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần; tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016-2020.
Đến năm 2030 phấn đấu chỉ còn các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; giảm 10% (bằng 166.349) biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025; giảm bình quân 15% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2021-2025.