Chi hàng tỷ USD để mua điện thoại nhưng những thương hiệu Việt ngày càng “đi xa” khỏi người sự lựa chọn của người tiêu dùng Việt. Dù vậy, thị trường điện thoại lại tiếp tục nóng lên khi thêm một đại gia sắp gia nhập với nhiều kỳ vọng.
Cửa hẹp cho điện thoại Việt
Thống kê của GfK trong quý I năm nay cho thấy, người Việt bỏ ra đến 27.649 tỷ đồng để mua điện thoại, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, thị phần của các hãng điện thoại Việt thì ngày càng teo tóp.
Theo đó, nhóm thương hiệu nội địa chỉ còn chiếm khoảng 3% trong tổng số 3,8 triệu smartphone đưa ra thị trường, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo quý I/2018 của IDC Indochina.
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến điện thoại Việt khó chen chân vào khung cửa hẹp. Thứ nhất là vì thị trường đã tiến vào giai đoạn bão hòa, tăng trưởng rất chậm so với các năm trước. Chưa kể, thị trường ngày càng ngập tràn điện thoại Trung Quốc có cấu hình tốt với giá rất cạnh tranh. Thứ hai là vì chi phí marketing cho các dòng sản phẩm cực kỳ tốn kém và đắt đỏ.
Bphone ngừng sản xuất từ 2017, vài tháng sau khi ra mắt |
Thêm nữa, các nhà đầu tư vào điện thoại Việt hiện nay rõ ràng cũng chưa có tiềm lực để có thể sáng tạo hay triển khai một dòng sản phẩm gây tiếng vang. Sự hạn chế về năng lực sản xuất cũng khiến nhiều nhà sản xuất chọn gia công ở Trung Quốc, rồi về đóng mác điện thoại Việt.
Dù vậy, có vẻ như thị trường điện thoại vẫn còn hấp dẫn, khi nhiều ông lớn tuyên bố chen chân nhảy vào.
Hồi đầu năm nay là Asanzo, nhà sản xuất tivi được bán chủ yếu ở nông thôn. Số tiền đầu tư được công bố là 2 triệu USD. Nhưng khi đó, ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam cho hay họ không lấy việc bán điện thoại để “sống”, mà chủ yếu làm thương hiệu. Các điện thoại của Asanzo không vào các hệ thống bán lẻ ở các thành phố lớn, mà đi theo kênh phân phối đổ về nông thôn.
Mới đây, BKAV lần nữa lại gây thêm ồn ào khi tuyên bố ngừng sản xuất Bphone 2017 (vừa giới thiệu vào tháng 8 năm ngoái) để chuẩn bị ra mắt phiên bản mới. Công ty này cũng không tiết lộ doanh số bán Bphone trong thời gian qua, nhưng cho rằng đã đạt mức kì vọng.
Asanzo tự định vị phân khúc giá rẻ, tương tự như các loại tivi mà hãng hiện đang bán. Tuy nhiên, phân khúc phổ thông sẽ chịu áp lực lớn từ các mẫu điện thoại Trung Quốc.
Đã có nhiều bài học thất bại khi đầu tư vào điện thoại phân khúc phổ thông. Chẳng hạn như Q-Mobile, HKPhone, hay những cái tên như Masstel đều đã trở thành quá khứ, cho dù có đầu tư hàng trăm tỷ đồng đi chăng nữa.
Cũng đã có thời các tập đoàn chạy đua theo phong trào sản xuất điện thoại như FPT với F-Mobile hay Viettel Phone. Các loại hàng này vẫn sống “lay lắt” ở các siêu thị hàng công nghệ, nhưng liệu có khách hàng nào sẽ chọn mua?
Lách để tồn tại
Dù vậy, tính đến nay, vẫn còn một nhà sản xuất điện thoại Việt “tồn tại”, đó là MobiiStar. Theo thống kê của Gfk tháng 3, hãng này bán được hơn 22.499 máy, giữ thị phần 2,27%, xếp ở vị trí thứ 9. Trong nhiều năm qua, thị phần của MobiiStar ổn định quanh mức 4-5%.
Vẫn còn một nhà sản xuất điện thoại Việt đang tồn tại |
Tuy nhiên, sự chật vật có thể thấy rõ khi mới đây, hãng điện thoại Việt có thị phần lớn nhất tính đường xuất khẩu thông qua kênh phân phối ở Ấn Độ, sau công bố hợp tác với Flipkart. Động thái này được xem là “chở củi về rừng” khi Ấn Độ cũng ngập tràn các loại điện thoại giá rẻ của bản xứ và từ Trung Quốc.
Bên cạnh trào lưu đầu tư vào dòng smartphone giá rẻ để lấy số lượng lớn, các tập đoàn ở Việt Nam bắt đầu tìm hướng đến phân khúc ngách khi quyết định nâng tầm sản phẩm về chất lượng phần cứng và phần mềm.
Điển hình trong số này là BKAV, với định hướng sản phẩm của mình là phân khúc tầm trung đến cao cấp, trong tầm giá 10 triệu. Hãng cũng giới thiệu phiên bản đặc biệt với giá bán lên đến quanh mức 20 triệu đồng.
Nhưng đi vào phân khúc cao cấp như vậy, đòi hỏi của người tiêu dùng cũng sẽ càng cao hơn. Mặc dù được giới thiệu là có chất lượng phần cứng được gia công tốt hơn, tuy nhiên, BPhone thực tế đã gặp nhiều trục trặc về sản phẩm khi mới ra mắt vào năm ngoái.
Một trường hợp khác là Tập đoàn Viettel cũng dự kiến ra mắt dòng điện thoại cao cấp Viettel Luxury Phone, được làm theo phong cách của điện thoại Vertu, có vỏ ngoài bọc da và khung kim loại nguyên khối, nhấn mạnh vào yếu tố bảo mật.
“Tồn tại hay không tồn tại” là bài toán của những chiếc điện thoại “Made in Vietnam” giá rẻ, nhưng với phân khúc ngách, chuyện làm thương hiệu có lẽ là yếu tố mà các tập đoàn nhắm đến chứ không phải là sản lượng.
Khả năng về công nghệ đến đâu cũng là một dấu hỏi lớn với các công ty Việt Nam nhảy vào. Thêm nữa, với nền tảng về sản xuất thấp và chi phí sản xuất cao, việc gia công ở nước ngoài sẽ có lợi hơn là sản xuất ở trong nước. Điện thoại “made in Vietnam” vì thế thêm phần khó khăn.
Mới đây, Vingroup đã công bố quyết định làm điện thoại Vinsmart đã khiến cộng đồng công nghệ xôn xao. Còn lâu mới đến ngày có sản phẩm chào hàng nhưng với chiến lược hợp tác, phát triển các sản phẩm công nghệ cao thẳng với các tập đoàn hàng đầu thế giới như đang làm với ô tô. Giới công nghệ đang rất kỳ vọng chờ ngày chiếc smartphone này ra đời.
Gia Hưng
Xe chở iPhone phát nổ, hàng ngàn chiếc điện thoại rải đầy đường
Hình ảnh và video ghi lại cảnh chiếc xe tải chất đầy điện thoại bốc cháy với rất nhiều điện thoại iPhone rơi đầy đường thu hút sự chú ý của mọi người.
Lần đầu có mô hình trợ giá điện thoại ở Việt Nam
Người dùng dễ dàng sở hữu chiếc dế trong mơ với chương trình trợ giá “4 Không” từ FPT Shop: không lãi suất, thủ tục giấy tờ, không phí gọi và nhắn tin, không phí lướt web, Facebook, không phí data chơi game, nghe nhạc.
Điện thoại xách tay sắp hết đất sống?
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh vào cuộc thắt chặt quản lý các mặt hàng “xách tay” như điện thoại di động, laptop, đồng hồ, túi xách, đồ gia dụng…
Quấn 92 chiếc điện thoại iPhone 6 quanh người khi nhập cảnh
Sáng nay 3/5, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Cục Hải quan Quảng Ninh) xác nhận, số hàng trên do 2 đối tượng người Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam khi nhập cảnh.
Đại gia bỏ 60 tỷ mua số điện thoại siêu đẹp chín số 6
Để thể hiện đẳng cấp, độ chịu chơi, không ít đại gia sẵn sàng bỏ ra số tiền đáng giá cả gia tài để sở hữu những sim số đẹp thuộc hàng hiếm, độc của các nhà mạng.