Sinh viên mới ra trường lo thất nghiệp
Thất nghiệp luôn là nỗi lo lớn với người trưởng thành, đặc biệt là sinh viên mới trường. Cuộc khảo sát 3.000 sinh viên các trường đại học của Viet Youth To Business, AIESEC HCM cho thấy năm 2017, có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp.
Cụ thể, kết quả được công bố là 42% sinh viên mới ra trường thất nghiệp vì không đạt yêu cầu tuyển dụng, 61% sinh viên ra trường tự nhận mình không đủ kỹ năng làm việc, 71% ra trường làm trái nghề.
Các năm sau này, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường có giảm nhưng vẫn khá cao.
Báo cáo mới nhất năm 2020, tổng hợp tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục đại học (sinh viên tốt nghiệp năm 2019) cho thấy: Tỷ lệ sinh viên có việc làm trên tổng số sinh viên tốt nghiệp đại học đạt 68% (tương đương tỷ lệ thất nghiệp là 32%).
Nhiều sinh viên mới ra trường thừa nhận không có kỹ năng làm việc và không thể kiếm được việc làm. Họ muốn thay đổi nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Vietnam Alumni Mentoring đã giúp họ. |
Trước đó, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục đào tạo) năm 2019, tổng hợp tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp của 181/240 cơ sở giáo dục đại học (sinh viên tốt nghiệp năm 2018) cho thấy: Tỷ lệ sinh viên có việc làm/tổng số sinh viên tốt nghiệp là 65,5% (tương ứng tỷ lệ thất nghiệp là 34,5%).
Tỷ lệ sinh viên mới ra trường thất nghiệp 32% và 34,5% vẫn là những con số rất lớn.
Trong khi đó, 69% doanh nghiệp khi được hỏi về công tác tuyển dụng, cho rằng người ứng tuyển thiếu các kỹ năng lao động là khó khăn phổ biến nhất.
Không chỉ thiếu các kỹ năng cần thiết, rất nhiều sinh viên đang rơi vào tình trạng lười biếng, thiếu động lực, mất định hướng, suy nghĩ phi thực tế, lãng phí thời gian vào những hoạt động không lành mạnh. Nhiều sinh viên muốn thay đổi bản thân, cải thiện tình trạng hiện tại nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Cơ hội đào tạo, thực tập và việc làm
Trong suốt thời gian qua, nhiều sinh viên muốn thay đổi bản thân, cải thiện tình trạng hiện tại nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Một lựa chọn được nhiều sinh viên quan tâm là Vietnam Alumni Mentoring.
Vietnam Alumni Mentoring (VAM) hoạt động dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Cựu sinh viên Kinh tế (UEH Alumni) và sự hỗ trợ của Your Study Support. VAM là một tổ chức phi lợi nhuận, có mục đích hỗ trợ sinh viên có cái nhìn đúng đắn về nghề nghiệp, có những kinh nghiệm cần thiết để phát triển bản thân.
VAM tạo ra một môi trường tích cực gồm các mentor - nhà cố vấn và các mentee -người được cố vấn với các hoạt động góp phần giúp cung cấp kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cần thiết đến các bạn sinh viên. Đồng thời, VAM tạo cơ hội giúp các cựu sinh viên thực hiện được ý nguyện kết nối, giúp đỡ sinh viên.
Vietnam Alumni Mentoring không chỉ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng, sự tự tin… |
Với sứ mệnh “Vì một thế hệ sinh viên Việt Nam tự tin và có tinh thần sống vì cộng đồng”, VAM đã trở thành cầu nối giúp sinh viên đến gần hơn với những cơ hội việc làm phù hợp sau khi được VAM đào tạo.
Trong quá trình đào tạo, mentee được kết nối với một mentor trong suốt hành trình mentoring 10 tháng với các buổi gặp mặt 1-1 hằng tháng. Mentee cũng có thể tiếp cận đến mạng lưới mentor của VAM để yêu cầu được mentoring chéo (cross-mentoring) cùng với mentor khác để học hỏi thêm về một chủ đề cụ thể hoặc tư vấn về nghề nghiệp.
Mentee bắt buộc phải tham gia ít nhất 5 buổi mentoring để được chứng nhận bởi chương trình. Mentee cũng bắt buộc viết và chia sẻ các bài học mình nhận được 24-48 tiếng sau buổi gặp mặt với mentor cho cộng đồng mentee. Hoạt động này đã trở thành điểm đặc biệt của Vietnam Alumni Mentoring để truyền tải lời khuyên.
Mentee được tham gia vào các chuyến tham quan công ty đồng tổ chức vởi VAM và doanh nghiệp. Mentee cũng được sắp xếp gặp các lãnh đạo và quản lý nhân sự để hiểu rõ hơn về văn hóa công ty và cân nhắc sự phù hợp đối với lĩnh vực đó.
Vào năm 2019, VAM đã tổ chức thành công chuyến đi đến Nhật với đối tác Renova Inc, một công ty phát triển điện năng lượng tái tạo niêm yết hàng đầu tại Nhật. Các mentee được tài trợ toàn phần và trải nghiệm 4 ngày được tiếp cận với văn hóa làm việc tại Nhật qua các chuyến tham quan đến các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chương trình dự kiến được tổ chức thường niên nếu không có đại dịch Covid-19.
Với mạng lưới mentor là các quản lý cấp cao tại doanh nghiệp, các mentee được tiếp cận với thông tin tuyển dụng sớm hoặc độc quyền từ các mentor, và có thể được miễn một số vòng tuyển chọn.
… Mà còn trao học bổng và cơ hội việc làm cho sinh viên. |
Trong dài hạn, VAM sẽ tập trung xây dựng một chương trình giới thiệu thực tập bài bản hơn bao gồm các buổi đào tạo cũng như giải case study cho những mentee ứng tuyển thành công để giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thực tập cũng như công việc chính thức sau khi tốt nghiệp.
Các buổi đào tạo được tổ chức thường xuyên dưới hình thức offline và online cho cả mentee và các sinh viên không phải là mentee của chương trình. Hoạt động này mời đến những nhà đào tạo chuyên nghiệp và diễn giả có kinh nghiệm để tổ chức các buổi workshop nhằm giúp mentee rèn luyện kỹ năng, xây dựng sự tự tin vào bản thân và học hỏi các kiến thức ngành.
VAM hợp tác với các tổ chức giáo dục hàng đầu để mang đến những cơ hội học tập tốt nhất dành cho mentee. Năm 2020, cộng đồng mentor khởi xướng chương trình học bổng của riêng họ.
Với những nỗ lực lớn của mình, VAM đã, đang và sẽ giúp đỡ sinh viên mới ra trường, giúp họ rèn luyện kỹ năng, tự tin và tiếp cận với các cơ hội việc làm tốt.
Ngọc Minh