- Hơn 1.800 sinh viên năm cuối của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia Ngày hội việc làm năm 2018 để tiếp cận các trường học với hy vọng tìm kiếm cho mình những cơ hội về công việc trong tương lai.
Ngày 24/4, toàn thể sinh viên K64 năm cuối và sinh viên K65, K66, K67 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã chen chân nhau để tiếp cận với các đơn vị tuyển dụng trong Ngày hội việc làm năm 2018.
Tại đây, hơn 550 vị trí việc làm đã được các đơn vị tuyển dụng đăng ký tuyển dụng.
27 đơn vị tuyển dụng nhân sự trực tiếp là các trường từ bậc mầm non, tiểu học, THCS đến THPT; các trường đào tạo song ngữ và các công ty hoạt động trong lĩnh lực giáo dục, khoa học, công nghệ.
Tại đây, các đơn vị tuyển dụng đã giới thiệu về mình và trực tiếp tiếp cận với các sinh viên để phỏng vấn, tuyển dụng. Để có thể lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, sinh viên phải đáp ứng được các tiêu chí đưa ra như: tác phong, giọng nói, kỹ năng giao tiếp, kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc.
Cùng với đó là cả những tiêu chí khác như thái độ nghiêm túc, cầu tiến, đam mê công việc, mức độ phù hợp với văn hóa tổ chức.
Một số đơn vị cũng đưa ra các tiêu chuẩn như: kỹ năng xử lý tình huống, sự tự tin, đạo đức nghề nghiệp, tính trung thực và thậm chí động cơ ứng tuyển và cả ngoại hình.
Rất đông sinh viên sư phạm cũng chen chúc xếp hàng dài để tìm kiếm cơ hội cho tương lai của mình.
Ngày hội việc làm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được tổ chức nhằm tăng cường liên kết giữa trường với các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực tốt nghiệp hệ sư phạm và ngoài sư phạm của trường. Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên của trường tìm hiểu các nhu cầu, yêu cầu tuyển dụng và tiếp cận được các cơ hội việc làm phù hợp.
Đại diện một trường học liên cấp đến “săn” giáo viên chia sẻ: “Chúng tôi xác định tuyển khoảng hơn 20 chỉ tiêu, ưu tiên hàng đầu với những sinh viên có kỹ năng sống, trình độ ngoại ngữ, tin học. Chúng tôi thực sự rất mong muốn tiếp nhận những bạn sinh viên không chỉ giỏi mà cần có sự nhiệt tình, đam mê, năng động và tâm huyết cao với nghề nghiệp”.
Vị này cho hay, thực tế hiện nay nhiều sinh viên sư phạm sau khi được tuyển về, trường vẫn phải bồi dưỡng thêm. Trường này cũng thường mở các lớp tập huấn, dạy kỹ năng như quản lý học sinh cho các giáo viên trẻ.
“Thường sinh viên mới ra trường sẽ rất yếu khâu quản lý học sinh, thậm chí nhiều khi mới chỉ chú trọng đến chuyên môn, nghĩ rằng cứ học giỏi chuyên môn tốt là được nhưng khi về các trường, đặc biệt là THPT, các bạn cần có khả năng và biết quản lý, hiểu tâm lý của học sinh. Tức ngoài dạy kiến thức, các bạn còn phải biết chỉ bảo học sinh về đạo đức và nắm bắt, hiểu được tâm lý lứa tuổi học sinh. Do đó chúng tôi cũng mong các trường sư phạm khi đào tạo chú trọng đến chuyên môn nhưng cũng cần chú ý thêm đến các kỹ năng ứng xử tình huống, nắm bắt tâm lý của sinh viên. Để làm sao khi ra trường các em có thể tự tin, năng động hơn và làm việc được ngay”, vị này nói
Thanh Hùng
Giảm 33% tổng chỉ tiêu đào tạo sư phạm trên cả nước
Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh của tất cả các ngành sư phạm trên cả nước giảm 20% so với tổng số sinh viên thực tuyển năm 2017, và giảm khoảng 33% so với chỉ tiêu năm 2017.
Đào tạo nghiệp vụ sư phạm: Thiếu lượng hay thiếu chất?
Thời lượng dành cho đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong khung chương trình hiện hành của các trường sư phạm liệu có quá ‘lép vế” so với đào tạo chuyên môn?
"Trường sư phạm có trách nhiệm không nhỏ với sản phẩm lỗi của mình"
TS Nguyễn Ngọc Ân nói rằng đã đến lúc cần có cách giải quyết căn cơ, đi vào bản chất hơn trước hàng loạt vụ việc giáo dục gây rúng động.
Đề xuất sinh viên sư phạm đóng học phí, vay tín dụng
Chiều 12/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
"Hãy tuyển dụng hết những sinh viên sư phạm giỏi"
Để thu hút được học sinh giỏi vào sư phạm, thiết nghĩ Bộ GD-ĐT cần có lộ trình và giải pháp căn cơ hơn.