Thời của kinh tế chia sẻ

Bất động sản, công nghệ sinh học, công nghệ vận chuyển hay truyền thông giờ đã là những lĩnh vực từng được các nhà đầu tư hướng đến. Ở thì hiện tại, các công nghệ mới như AI, IoT, Big Data, Machine Learning đang thay đổi bức tranh đầu tư - công nghệ của các startup Việt Nam cũng như quốc tế.

Vận hành tối ưu trên nền tảng công nghệ cũng chính là lý do giúp rất nhiều startup gọi được những dòng vốn khổng lồ từ các ông lớn. Theo dữ liệu mới công bố từ CBInsight, từ năm 2012 đến nay, có 8.500 thương vụ đầu tư với tổng số vốn 208 tỷ USD đổ vào các startup công nghệ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

{keywords}
 

Theo bảng xếp hạng, trong số 20 đại diện đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được rót vốn nhiều nhất, có 6 startup kỳ lân (được định giá trên 1 tỷ USD).

Danh sách bao gồm các công ty khởi nghiệp công nghệ gọi được ít nhất 200.000 USD, tính từ mốc năm 2014. Trong đó, dẫn đầu danh sách gọi vốn là Ant Financial Services, thuộc Alibaba Group Holding. Startup kỳ lân lớn nhất Trung Quốc này được định giá 150 tỷ USD, hiện gọi được tổng số vốn 19 tỷ USD. Các vị trí theo sau là Grab của Singapore (gọi 14 tỷ USD), Go-Jek từ Indonesia (gọi 10 tỷ USD), Coupang của Hàn Quốc (gọi 9 tỷ USD), Olacabs của Ấn Độ (gọi 6 tỷ USD) và Lalamove từ Hong Kong (gọi 1 tỷ USD).

Với kinh tế chia sẻ, công nghệ không những không triệt tiêu doanh nghiệp truyền thống, nhỏ lẻ mà còn kết nối họ vào vòng quay hiệu quả, giúp gia tăng các hiệu quả kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội.

Siêu ứng dụng, bước tiến hóa của kinh tế chia sẻ

Tối ưu hoá lợi ích, nên không quá khó hiểu khi các ứng dụng kết nối cung cấp dịch vụ trên nền tảng chia sẻ như Zalo, Grab, Momo, Go-Jek không còn cung cấp dịch vụ đơn lẻ mà đang dần dịch chuyển để hình thành các Super App bằng cách liên kết tích hợp nhiều dịch vụ, nhiều người dùng dịch vụ khác nhau trong một ứng dụng.

Theo Bloomberg, người Châu Á hiện nay có thể thực hiện nhiều tác vụ trong cùng một ứng dụng smartphone duy nhất. Đây là một trong các yếu tố thể hiện sự đổi mới, sáng tạo trong khu vực. WeChat, Grab và Go-Jek là ba trong số nhiều ví dụ của các app “thần thánh” này.

{keywords}
 

Bằng cách khai thác dữ liệu được tạo bởi người dùng ứng dụng đa chức năng, các hãng cung cấp app có thể hiểu rõ hơn về hành vi hằng ngày của người dùng, và triển khai thông tin đó để cung cấp thêm sản phẩm, dịch vụ mới. Super App được cho là đang trở thành thứ không thể thiếu với các thành phố lớn, có dân số đông và hoạt động thương mại mạnh mẽ.

Tại Việt Nam, siêu ứng dụng Grab cũng được thiết kế để phục vụ tối đa nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, cùng cam kết tiếp tục đưa Việt Nam phát triển, tiến đến nền kinh tế kỹ thuật số. Nhờ nền tảng công nghệ dẫn đầu, Grab dễ dàng biến hình thành một siêu ứng dụng, phục vụ nhu cầu thiết yếu (di chuyển, ăn uống, giao hàng) của 1 trên 5 người Việt mỗi tháng. Trung bình, khách hàng có thể đặt dịch vụ Grab chỉ trong 2,5 phút và số lượng chuyến xe tăng trưởng của ứng dụng này ổn định ở mức 2 con số. Mức tăng trưởng số đơn hàng giao nhận thức ăn GrabFood vào thời điểm tháng 12/2018 đã tăng 23 lần so với hồi tháng 6/2018.

{keywords}
 

Trong vai trò của một siêu ứng dụng, Grab đã không ngừng mang tới nhiều lưạ chọn thanh toán không dùng tiền mặt cho hàng triệu khách hàng. Mức tăng trưởng số lượng giao dịch không dùng tiền mặt lên tới 370% so với cùng kỳ năm trước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt.

Sự hiệu quả trong vận hành của nền tảng siêu ứng dụng Grab cũng mang lại cơ hội thu nhập tốt hơn cho 175.000 đối tác tài xế. Chỉ tính riêng với các đối tác GrabBike, mức tăng trưởng thu nhập hàng tháng luôn nằm trong khoảng 20%. Các đối tác Grab khi làm việc toàn thời gian có mức thu nhập theo tháng cao hơn 100% so với mức trung bình của quốc gia. Năm 2018, Grab cũng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 440 tỷ đồng, đồng thời, hỗ trợ nhà nước thu hộ thuế TNCN từ các đối tác, tránh thất thu thuế và minh bạch kinh doanh. Sự đa dạng cũng mang lại cơ hội hợp tác mở rộng kinh doanh cho hơn 8,5 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ trong hệ thống của Grab trên toàn Đông Nam Á, giúp tăng tối đa doanh thu cho siêu ứng dụng này.

Bên cạnh những thách thức mới, kinh tế chia sẻ làm gia tăng cơ hội phát triển qua những giá trị lạc quan và khó cưỡng lại. Và siêu ứng dụng, sản phẩm tất yếu của thời đại công nghệ số mở ra một kỷ nguyên tiêu dùng mới, cho người dùng hưởng lợi.  

Tấn Tài