Theo NASA, thời điểm Mặt trăng đạt cực đại sẽ rơi vào lúc 10 giờ 32 phút trưa ngày 27/4 (theo giờ Việt Nam). Còn ở New York (Mỹ), Mặt trăng sẽ lên lúc 7 giờ 24 phút tối ngày 26/4 và trăng khuyết vào 6 giờ 26 phút sáng ngày 27/4.
Siêu trăng là hiện tượng trăng tròn xuất hiện ở vị trí gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo, với khoảng cách hơn 357.000 km so với trung bình 384.400 km. Khi ấy, Mặt trăng sẽ sáng hơn khoảng 15% và lớn hơn khoảng 7% so với thông thường.
Siêu trăng đầu tiên xuất hiện vào ngày 27/4 với tên gọi “Siêu trăng hồng”
Theo NASA, thuật ngữ “siêu trăng” được đặt ra vào năm 1979 bởi nhà chiêm tinh học Richard Nolle. Thuật ngữ này ngày càng phổ biến nhằm chỉ những mặt trăng tròn nằm gần Trái Đất.
Tại Việt Nam, 'Siêu trăng hồng' sẽ được nhìn thấy rõ nhất bằng mắt thường vào đêm ngày 27/4.
Tuy nhiên, siêu trăng này sẽ không có màu hồng giống như tên gọi, bởi nó được đặt theo tên gọi của một loài hoa nở rộ ở khắp Bắc Mỹ vào tháng 4 và có màu hồng đặc biệt.
Để chiêm ngưỡng siêu trăng, những người yêu thiên văn nên sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để quan sát chi tiết hơn.
Sau sự kiện này, sẽ có một siêu trăng khác xuất hiện vào ngày 26/5 với tên gọi “Trăng máu”, trùng với thời điểm diễn ra Nguyệt thực toàn phần. Lúc này, Mặt trăng sẽ chuyển sang màu cam đỏ trong khoảng 15 phút.
Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng Siêu trăng máu hiếm hoi này.
Thời Vũ (Theo NASA)
Trái đất xuất hiện một Mặt trăng tí hon mới
Tiểu hành tinh này đã bị trọng lực của Trái kéo vào quỹ đạo. Tuy không có kích cỡ như Mặt trăng thực, nhưng về mặt vật lý nó lại như một Mặt trăng thứ hai vậy.