- Các nhà khoa học NASA vừa phát hiện ra một hành tinh có kích thước khổng lồ, nằm ngay bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta, nó có kích cỡ lớn gấp 13 lần so với khối lượng sao Mộc, một hành tinh lớn nhất Thái dương hệ.
Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
NASA: Con người có thể sống trên mặt trăng của sao Mộc
NASA bắt đầu giải mã nguồn gốc hệ mặt trời
Tên khoa học của nó là Kappa Andromedae b. Hành tinh mới này quay quanh ngôi sao Kappa Andromedae - cách trái đất khoảng 170 năm ánh sáng, có trọng lượng gấp 2,5 lần Mặt trời. Đây là một ngôi sao tương đối trẻ, nó mới chỉ có 30 triệu năm tuổi, trong khi đó tuổi Mặt trời là 5 tỉ năm.
Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện hành tinh này đã phần nào làm sáng tỏ quá trình hình thành các hành tinh mới. Chứng minh giả thuyết lúc trước của các nhà khoa học là đúng. Họ cho rằng các hành tinh lớn như vậy được hình thành từ đĩa tiền hành tinh của các ngôi sao lớn.
Trọng lượng sao Mộc vẫn lớn gấp đôi so với tổng khối lượng của 7 hành tinh còn lại trong hệ mặt trời của chúng ta. Trong khi đó, thể tích sao Mộc lớn hơn 120 lần so với thể tích địa cầu với phần lõi nặng gấp 10 lần tổng trọng lượng của trái đất. Tuy dẫn đầu Thái dương hệ nhưng sao Mộc vẫn chỉ là kẻ tí hon so với đối tượng khổng lồ vừa được phát hiện. Như vậy, đối tượng khổng lồ trên sở hữu khối lượng lớn gấp 1.560 lần địa cầu, nơi loài người đang sinh sống.
Các chuyên gia thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã sử dụng những dữ liệu hồng ngoại từ Kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii để xác định đối tượng Kappa Andromedae b, được gọi với cái tên “siêu sao Mộc” bởi trọng lượng khổng lồ mà nó đang sở hữu. Kappa Andromedae b quay quanh một ngôi sao tên là Kappa Andromedae. Dù vậy, các chuyên gia NASA vẫn chưa thể chắc chắn đây có phải là hành tinh hay không.
Tuy nhiên, phát hiện mới cũng mang lại kỷ lục cho ngôi sao Kappa Andromedae, khi trở thành ngôi sao chủ có hành tinh lớn nhất quay xung quanh. Khám phá trên được công số sau 5 năm nỗ lực nghiên cứu được gọi là Chiến lược Khám phá Các hành tinh ngoài Hệ mặt trời với Subaru. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận đối tượng vừa phát hiện là một hành tinh thực sự.
Trên thực tế, chúng ta có thể quan sát ngôi sao Kappa Andromedae bằng mắt thường mà không cần sự hỗ trợ của bất kể phương tiện nào. Nhìn theo hướng chòm sao Andromeda, người ta dễ dàng phát hiện được vị trí ngôi sao Kappa Andromedae. Tuy nhiên, nó vẫn nằm cách trái đất khoảng cách 170 năm ánh sáng và không phải lúc nào cũng có thể quan sát được.
Vẫn chưa có một kết luận chính thức nào của các nhà khoa học về “siêu sao Mộc”, nó có phải là một hành tinh hay không thì cần chờ các nghiên cứu mới nhất để có thể giải đáp. Xung quanh ta còn vô vàn những điều lí thú đang chờ con người khám phá, nhất là các hành tinh trong hệ mặt trời, nó vẫn còn là ẩn số đang chờ lời giải.
Bầu khí quyển trên Sao Thủy như thế nào?
Sao Thủy có bầu khí quyển rất mong manh và rất khác nhau chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi nước.
Khám phá hố, bồn địa và “đồng bằng” trên Sao Thủy
Bề mặt Sao Thủy gồm các đồng bằng và hố va chạm lớn, cho thấy nó đã trải qua một thời gian yên tĩnh địa chất hàng tỷ năm.
Từ trường Sao Thủy như thế nào?
Từ trường Sao Thủy gần như từ trường lưỡng cực phân bố trên toàn bộ hành tinh này một cách rõ ràng.
Dương Thị Uyên (tổng hợp)