- Trong chương trình dạy sử phổ thông ở Mỹ, có một chương rất thú vị có nhan đề Hollywood và chiến tranh Việt Nam. Học sinh xem phim sau đó sẽ thảo luận. GS Vũ Dương Ninh so sánh về sự "nặng - nhẹ" của sách giáo khoa lịch sử.

Sao lại xem chiến tranh biên giới là nội dung tế nhị?

Theo GS Vũ Dương Ninh, “tế nhị” đã được dùng sai nghĩa để che giấu một sự thực nào đó.

Cần đưa chiến tranh biên giới vào vị trí xứng đáng

Đưa thế nào cho đủ là kỹ thuật của những người viết sách nhưng chắc chắn không thể coi nhẹ tầm quan trọng của sự kiện chiến tranh biên giới.

Phóng viên: Nhiều thông tin cho biết chiến tranh biên giới bị Trung Quốc bóp méo khá nhiều khi giảng dạy cho học sinh của họ. Vậy chúng ta nên làm gì, làm ra sao để không những học sinh của mình mà bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn và chính xác về cuộc chiến này?

GS Vũ Dương Ninh: Cho dù người khác có dạy như thế nào về cuộc chiến này, thì chúng ta luôn phải bám sát nguyên tắc thứ hai: Phân tích cho học sinh thấy đây là cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không xâm lược ai nhưng ai đến xâm lược thì chúng ta phải tự bảo vệ.

Các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới dạy về chiến tranh cho học sinh như thế nào,thưa ông?

- Nước Pháp dạy về cuộc chiến tranh với Việt Nam như sau: trước hết, họ nêu lý do tại sao có cuộc chiến này. Lý do họ đưa ra là nước Pháp coi đây là thuộc địa vốn có, nên sau năm 1945 họ quay trở lại, coi như điều tự nhiên. Ở giai đoạn đó, các nước đế quốc đều có thuộc địa, biểu hiện sức mạnh quốc gia. Pháp là cường quốc nên phải làm điều đó.

{keywords}

Giảng dạy về chiến tranh bắt đầu từ cấp học nào cũng được, tùy từng lứa tuổi mà có cách đưa vào hợp lý.Ảnh: Lê Anh Dũng

Nhưng đồng thời họ cũng dạy về quá trình phi thực dân hóa, có nói tới Việt Nam, Hồ Chí Minh, Điện Biên Phủ, Geneva. Họ kể lại sự kiện, không lên án hay phê phán.

Trong SGK của họ có in ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với những thông tin khách quan.

Ngoài bài chính, có phụ lục giới thiệu tư liệu để học sinh đọc thêm. Ví dụ như lời phát biểu của Charles de Gaulle, của Hồ Chí Minh… cho học sinh tự so sánh đối chiếu, tự nhận thức…

Còn nước Mỹ cũng dạy về cuộc chiến tranh với Việt Nam. Họ kể ra việc sau Hiệp đinh Geneva Chính phủ miền Bắc Việt Nam như thế nào, miền Nam Việt Nam như thế nào, tại sao họ lại đưa quân vào…

Trong SGK của họ trích dẫn các lời phát biểu. Họ để cho học sinh trao đổi về việc Mỹ có cần đánh Việt Nam hay không, có nên đánh hay không… Họ đề cập cả về phong trào phản chiến bắt đầu từ giới sinh viên Mỹ.

Trong chương trình của Mỹ, tôi thích nhất một chương rất thú vị có nhan đề Hollywood và chiến tranh Việt Nam. Chương này đề cập tới 4, 5 bộ phim, kể tóm tắt nội dung. Học sinh xem phim sau đó sẽ thảo luận.

Các nước thường cho điểm học sinh theo nguyên tắc: Học sinh nói không cần phải đúng ý thầy cô, miễn là có dẫn chứng, lập luận vững vàng là được điểm tốt. Điều này Việt Nam chưa làm được.

Theo ông, còn đặc điểm gì nữa về chương trình và SGK lịch sử của các nước này mà chúng ta cần học hỏi không?

- SGK của mình mỏng nhưng nặng, SGK của họ dày nhưng nhẹ.

SGK của mình ít trang, in đen trắng buồn tẻ, nhiều chữ mà ít ảnh, ít sơ đồ bản đồ, đọc SGK rất chán.

SGK của họ dày nhưng sơ đồ bản đồ nhiều, nhiều ảnh, bài chính ngắn nhưng nhiều thông tin, tư liệu phụ, đọc như xem truyện, rất thích.

Tôi nói chuyện nặng – nhẹ là theo nghĩa này.

Quan niệm nặng – nhẹ, quá tải không phải ở độ dày mỏng của quyển sách mà ở khả năng truyền tải thông tin. Người viết SGK ngoài sự hiểu biết phải có năng lực sư phạm.

Nhược điểm SGK của chúng ta vừa rồi là chủ yếu do các thầy dạy đại học viết, nên không hiểu được tâm lý của tuổi thiếu niên hay mới chớm thanh niên.

Vì vậy mà SGK gần như giáo trình đại học thu nhỏ lại. Điều này không phù hợp, các em đâm ra chán học môn sử. Trong SGK mới, vấn đề này nhất thiết phải thay đổi.

Xin cảm ơn ông.

  • Ngân Anh (Thực hiện)

Giáo viên Trần Trung Hiếu (Trường THPT Phan Bội Châu, Nghệ An): Hơn 20 năm, tôi từng dạy qua 2 bộ chương trình và nội dung sách giáo khoa.  Dù có những đổi mới, bổ sung, chỉnh sửa khi tái bản, nhưng chương trình và sách giáo khoa hiện hành vẫn luôn né tránh nhiều sự kiện liên quan đến Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam (hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974; chiến tranh biên giới Tây-Nam 1975-1978; chiến tranh biên giới phía Bắc 1979-1989; sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988...).

Nhắc đến các sự kiện và kiến thức như thế, tôi không hề né tránh mà cần nói rõ bản chất các sự kiện đó cho học trò.

Kiến thức trong sách giáo khoa có thể còn khô cứng, thiếu sót và thường bị áp đặt bởi “chính trị hóa lịch sử”, nhưng giáo viên chủ động hoàn toàn bài giảng, có vốn kiến thức phong phú và đặc biệt là kỹ năng, phương pháp truyền thụ nhuần nhuyễn, sinh động.

Ngày nay, thầy cô cứ “thủy chung” với phương pháp “đọc-chép”,  giáo án và sách giáo khoa như thế nào thì bắt học sinh phải học thuộc lòng, học sinh không chán mới là chuyện lạ.

  • Văn Chung (Ghi)