Việc chưa nhận thức được nguy cơ lộ lọt thông tin từ camera khiến cho người sử dụng chủ quan

Cụ thể, ông Đức cho rằng, hiện nay camera đã trở nên phổ biến tại trường học, công sở, các hộ gia đình.... Việc chưa nhận thức được nguy cơ lộ lọt thông tin khiến cho người sử dụng chủ quan. Thông thường, các tài khoản quản lý camera do đơn vị triển khai thiết lập, sau đó người sử dụng không thay đổi mật khẩu dẫn đến việc dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Trước kia các modem Internet hay WiFi Access Point cũng gặp hiện tượng lọt dữ liệu nhưng sau đó người dùng đã có ý thức và cẩn thận hơn.  "Vì thế, để bảo vệ mình, người dùng cần lưu ý không để mật khẩu mặc định hoặc mật khẩu dễ đoán. Đồng thời chỉ để lại những tài khoản của mình và xoá các tài khoản không sử dụng", ông Đức nhấn mạnh.

Khi được hỏi về các dấu hiệu cho thấy camera đang bị theo dõi hay lấy cắp thông tin, ông Đức cho rằng rất khó để biết được việc này vì thế tốt nhất người dùng cần tự bảo vệ mình bằng cách thay đổi mật khẩu ngay sau khi lắp đặt bằng những mật khẩu mạnh.

Tuy nhiên, về những lo ngại liên quan đến ATTT do thiết bị camera Trung Quốc đang tràn lan trên thị trường, một chuyên gia trong lĩnh vực ATTT cho rằng, chủ yếu việt lọt thông tin cá nhân từ camera đên từ thói quen người dùng không thay đổi mật khẩu hơn là do nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.

Trước đó, tại Hội nghị “Bảo đảm ATTT trong chuyển đổi số và Chính phủ điện tử” diễn ra đầu tháng 11/2019, các chuyên gia ATTT đã đưa ra nhiều cảnh báo về việc lộ, lọt dữ liệu từ camera ở Việt Nam. Thậm chí, đại diện Cục ATTT (Bộ TT&TT) đã dẫn chứng bằng việc chỉ cần truy cập trang web shodan và thử gõ từ khoá tìm kiếm camera ở Việt Nam. Kết quả cho thấy có 1.452 camera đang bị phơi bày trên mạng, từ nhà riêng cho đến nơi công cộng, với các cảnh sinh hoạt hàng ngày. Khi biết được thông tin cá nhân, kẻ gian có thể khai thác rất sâu vào đời tư của người đó và sẽ gây ra những hậu quả khó lường.

Chuyên gia của Trend Micro cho rằng, các thiết bị IoT đang rất phổ biến trong gia đình, công sở và thậm chí trong toàn ngành công nghiệp. Những rủi ro bảo mật trên các thiết bị này vẫn tồn tại nếu như người dùng và các nhà máy sản xuất còn vô thức giữ nguyên thông tin đăng nhập ngầm định hoặc bỏ qua việc cập nhật firmware.

Ngày hôm qua (28/12), cộng đồng mạng Việt Nam bỗng xôn xao vì thông tin cô gái trông giống nữ ca sĩ Văn Mai Hương bị tung video nhạy cảm từ camera an ninh, được đăng tải bởi một người dùng có tên HackerPTG.Trong đó, cô gái này vừa trở về nhà, vô tư thay đồ mà không hề biết rằng những hình ảnh nhạy cảm của bản thân đã bị camera ghi lại toàn bộ. Theo thời gian ghi nhận trên các đoạn video, những hình ảnh này được quay vào năm 2015 nhưng không rõ lý do vì sao kẻ xấu lại quyết định đăng tải vào thời điểm này. Cộng đồng mạng đã chia sẻ về những dấu hiệu camera bị theo dõi như camera tạo âm thanh lạ hay liên tục di chuyển, phát sáng bất thường hoặc tự động bật lên dù đã được tắt trước đó...

Trên diễn đàn được cho là nơi chia sẻ đầu tiên của những video nhạy cảm này, HackerPTG đã đưa lời thách thức, đe dọa sẽ tiếp tục đăng tải thêm nhiều clip nhạy cảm của người giống ca sĩ Văn Mai Hương.

Trên diễn đàn được cho là nơi chia sẻ đầu tiên của những video nhạy cảm này, HackerPTG đã đưa lời thách thức, đe dọa sẽ tiếp tục đăng tải thêm nhiều clip nhạy cảm của người giống ca sĩ Văn Mai Hương bằng cách đưa ra thông báo "mỗi ngày tung 2 video và đặc biệt vào ngày thứ 5 sẽ rất hấp dẫn".