Trong Thế chiến II, quân đội Đức chiếm ưu thế hàng đầu trong một cuộc chiến tranh công nghiệp hóa. Họ sản xuất máy bay ném bom phản lực đầu tiên, phát triển máy bay có cánh quạt đảo chiều đầu tiên...

Trong nhiều trường hợp, các nhà khoa học và những người lập kế hoạch của quân Đồng minh từng phải chật vật để khắc phục khoảng cách về công nghệ, mà những tiến bộ vượt bậc của Đức để lộ ra. Bất kỳ khi nào có thể, họ lấy đi mọi thứ mà họ có thể tìm thấy và hài lòng với việc đó.

Dưới đây là liệt kê của Business Insider về sáu loại ‘vũ khí’ của Đức trong Thế chiến II mà Mỹ đã ‘học lỏm’ được.

1. Các chiến dịch không vận

Các chiến dịch không vận đầu tiên đều do người Đức thi triển trong những cuộc đổ bộ vào các quốc gia châu Âu. Normandy, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan đều nhanh chóng sụp đổ trong khi các đơn vị lính dù nhỏ của Đức chiếm giữ cơ sở hạ tầng hoặc phá hủy các cơ sở quốc phòng trước khi quân đội chính quy tới.

{keywords} 

Nhưng trong trận Crete, tình báo Anh đã có thể định vị chính xác những địa điểm mà lính dù Đức có thể đổ bộ và giáng đòn nặng nề cho quân Đức.

Adolf Hitler đã cho tạm ngừng các chiến dịch không vận quy mô lớn, nhưng Anh và Mỹ lại quá ấn tượng với năng lực của lực lượng này khi họ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ bất kể chịu thiệt hại nặng nề.

Quân Đồng minh đã phải hết sức nỗ lực để tập huấn và tổ chức các đơn vị không vận. Các lính dù mà họ huấn luyện đã đóng góp vai trò quyết định vào thành công của các đợt đổ bộ vào Sicily và Normandy.

2. Trực thăng cánh quạt đảo chiều

Trực thăng có cánh quạt đảo chiều là một dạng trực thăng đặc biệt, sử dụng các cánh quạt đảo chiều nhau. Một phiên bản không người lái của trực thăng này đang được các đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu.

{keywords} 

HH-43 là loại trực thăng có cánh đảo chiều của Hải quân, Thủy quân Lục chiến và Không quân sử dụng làm trực thăng cứu hộ và cứu hỏa từ những năm 1950-1970.

Các thiết kế cho các loại trực thăng này đều vay mượn từ chiếc Flettner Fl 282 mà quân Đồng minh tìm thấy trong chiến dịch Lusty.

Các phi công của quân Đồng minh không chỉ được lợi từ việc chiếm được máy bay này, họ còn bắt được cả người thiết kế nên nó là Anton Flettner trong Chiến dịch Paperclip.

3. Máy bay phản lực

Messerschmitt Me 262 là chiếc máy bay phản lực đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu, và nó tỏ ra rất hiệu quả trước các loại máy bay ném bom của quân Đồng minh.

Cả Mỹ và Liên Xô đều bắt chiếm được các máy bay Me 262 khi họ đổ bộ vào Đức và sao chép kỹ thuật của các máy bay Đức.

{keywords} 

Vì không nước nào có thể hoàn tất việc lắp ráp máy bay phản lực trong thời chiến, nên sau đó, khi chiếc F-86 Sabre của Mỹ đối mặt với chiếc MiG-15 của Liên Xô ở Triều Tiên, đó là cuộc chiến giữa những phiên bản đời sau của chiếc Me 262.

Tương tự, Mỹ chiếm được chiếc máy bay ném bom phản lực Arado Ar 234. Công nghệ từ chiếc Arado có thể tiếp tục thấy trong những chiếc B-45 và B-47 của Không lực Hoa Kỳ.

4. Tên lửa hành trình

Tháng 6/1944, các bom bay V-1 bắt đầu làm mưa làm gió ở London. Bom bay V-1 không có độ chính xác nhưng lại gây sức ép tâm lý nặng nề lên nước Anh.

Mỹ muốn có một phiên bản bom bay riêng để chuẩn bị cho đợt đổ bộ vào Nhật Bản, nên họ đã tìm cách thu thập các mảnh vỡ của bom V-1. Tới tháng Chín, họ thử nghiệm thành công JB-2Loon, một phiên bản sao chép y chang của V-1.

{keywords} 

Bom JB-2 chưa bao giờ được khai hỏa trong chiến đấu, bởi vì bom nguyên tử đã được tung ra, và Nhật Bản đầu hàng.

Công nghệ của bom V-1 sau đó xuất hiện trong MGM-1 Matador, dù rằng Matador sử dụng lực đẩy từ tuabin, thay vì lực đẩy từ xung động vốn gây ra tiếng vù vù cho máy bay V-1.

5. Ma túy đá Methamphetamines

Một nhà khoa học người Nhật sáng chế ra ma túy đá từ năm 1893, nhưng lần đầu tiên được Phát xít Đức sử dụng trong chiến tranh.

Những thông tin về loại thuốc đặc biệt giúp những người lính lái xe tăng và phi công tỉnh táo đã lan tới phe Đồng minh. Họ cũng muốn có loại ‘thần dược’ này cho binh sĩ của mình.

{keywords} 

Nhưng những thử nghiệm này bên quân Đồng minh đều thất bại, và họ ngưng cấp thuốc cho phi công. Bộ binh vẫn sử dụng thuốc để vượt qua tình trạng mệt mỏi.

6. Công nghệ tên lửa

Khoa học tên lửa là một trong những lĩnh vực then chốt được quan tâm trong Chiến dịch Paperclip. Các nhà khoa học tiên phong trong các chương trình không gian của Mỹ và Liên Xô đều là những người mà họ đưa về từ Đức trong những tháng cuối cùng và ngay sau chiến tranh.

Ban đầu, cả Mỹ và Liên Xô đều chế tạo bom V-2 của riêng mình trước khi khởi động cuộc đua vào không gian.

{keywords} 

Việc có trong tay loại bom V-2 và những nhà sáng chế nên loại bom này đã mở đường cho các chương trình tên lửa của Mỹ, từ loại tên lửa Redstone cho tới Saturn và các sứ mệnh của Apollo.

Tên lửa Saturn được sử dụng trong chương trình Apollo là loại tên lửa duy nhất đưa một con người ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái đất.

Lê Thu